Các Business Analyst cần có kiến thức về kinh doanh, quản trị và công nghệ thông tin. Có thể một BA không thành thạo và chuyên sâu ở trong một lĩnh vực, nhưng họ phải nắm bắt được các kỹ năng liên quan ở một mức độ nhất định. BA cũng cần có nền tảng cơ bản về công nghệ phần mềm, hiểu được các thuật ngữ cũng như hoạt động trong lĩnh vực này.
Data Analyst (Chuyên gia chuyên phân tích dữ liệu)
Một chuyên gia Data Analyst thường sẽ đảm nhận các nhiệm vụ sau: phân tích, thu thập và lưu trữ các dữ liệu liên quan về các doanh số bán hàng, nghiên cứu về thị trường, logistics hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Sau đó, họ sẽ áp dụng những kỹ năng chuyên môn để đảm bảo chất lượng cũng như độ chính xác của từng dữ liệu đó. Dựa trên những dữ liệu đã được sàng lọc, họ sẽ tiến hành phân tích và trình bày dữ liệu đó một cách thật logic nhất để giúp tổ chức đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn.
Mô tả chi tiết công việc của Business Analyst
Trách nhiệm chính của một Business Analyst bao gồm các kiến thức sâu rộng về phân tích, dự báo cũng như lập ngân sách tài chính, hiểu rõ về các yêu cầu về báo cáo và những quy định, yếu tố thành công và các chỉ số liên quan đến hoạt động.
Dưới đây là yêu cầu công việc của Business Analyst để các ứng viên và nhà tuyển dụng tham khảo. Lưu ý rằng tùy thuộc vào ngành nghề, các hạng mục công việc sẽ có sự khác biệt nhật định.
Kỹ năng sử dụng các công cụ
Trong số những kỹ năng mềm mà một Business analyst cần có, kỹ năng sử dụng các công cụ, phần mềm phục vụ cho công việc cũng là một kỹ năng không thể thiếu. Bên cạnh những công cụ cho phép bạn làm việc và tương tác với nhóm, bạn cũng có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ kỹ năng làm việc độc lập, tự tư duy và phân tích vấn đề:
Dưới đây là những tools giúp bạn nâng cao các kỹ năng điển hình như:
Modeling, như: Draw.IO, Microsoft Visio…
Requirement tracking: Jira, Microsoft Teams/ VSTS, Trello, Slack…
Designing: Balsamiq, Axure RP, Photoshop, PowerPoint.
Data Query/ Reporting: SQL Server, Visual Studio, Crystal…
Những tools bổ trợ khác: Screenpresso, bộ SDK phục vụ một số task nhất định…
Nghề Business Analyst đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam với trọng trách tối ưu hoá hoạt động kinh doanh cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Vậy Business Analyst là gì? Những kỹ năng nào cần có để trở thành một Business Analyst? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu cụ thể ngay dưới đây.
Business Analyst (BA) là Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Công việc chính của vị trí BA là phân tích, đánh giá nhu cầu của khách hàng với mục tiêu là xác định các vấn đề cần phải cải thiện, từ đó phối hợp với nội bộ đưa ra hướng giải quyết cụ thể.
Đối với nội bộ công ty, BA còn có vai trò đổi mới cách thức vận hành, làm việc giữa các bộ phận nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực hiện tại. Từ đó BA giúp công ty tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động.
BA có thể làm việc trực tiếp cùng với khách hàng để tiếp nhận các ý kiến, sau đó sẽ chuyển thông tin về cho team nội bộ để xử lý. Ngoài ra BA còn đảm nhận thêm vai trò là viết và quản lý tài liệu kỹ thuật. Cụ thể trong một dự án IT, BA sẽ phân tích nghiệp vụ và chuyển yêu cầu cho đội ngũ lập trình viên, làm ra các sản phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng.
BA không chỉ có riêng trong ngành IT mà còn phổ biến ở những ngành nghề và lĩnh vực khác như ngân hàng, logistics,… Các BA cần hiểu rõ về stakeholders (các bên liên quan) bao gồm bất kỳ ai có những đóng góp trong dự án: đội ngũ kỹ thuật viên, kinh doanh dự án, các chủ đầu tư, đối tác cũng như khách hàng,…
Triển vọng và mức lương nghề Business Analyst
Tùy theo những kinh nghiệm, mức lương nghề của một Business Analyst (BA) tại Việt Nam nằm trong khoảng từ 8 triệu đến trên 50 triệu VNĐ/tháng.
Mức lương này thường sẽ dao động tùy vào bằng cấp, kinh nghiệm của nhân sự, ngành nghề, quy mô, mô hình hoạt động của doanh nghiệp… Nghề BA có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kinh doanh, công nghệ, quản trị, phù hợp với những người hiểu biết rộng, năng động, không ngại cập nhật kiến thức mới.
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ dành sự quan tâm đặc biệt đối với nghề Business Analyst. Với những thông tin trên, bạn đọc chắc chắn đã nắm được Business Analyst là gì, công việc, yêu cầu cũng như triển vọng của nghề BA để ứng tuyển hoặc để tìm kiếm được các ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp.
“Business analyst là ngành gì” là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ quan tâm khi muốn theo đuổi những nghề nghiệp có triển vọng trong thời đại 4.0. Ngành BA không chỉ có riêng trong ngành IT, mà còn phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác như ngân hàng, logistics, y tế,... Trong bài viết này, hãy cùng nhau khám phá tất tần tật những thông tin về ngành Business analyst.
Nếu bạn đam mê lĩnh vực BA nhưng còn đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo lời khuyên từ những chuyên gia Business Analyst hàng đầu ngành có kiến thức và kinh nghiệm hàng đầu Việt Nam tại Askany. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn nhận tư vấn cá nhân 1:1 và khám phá hướng đi phù hợp nhất cho sự phát triển trong tương lai của bạn!
Các nghiệp vụ chính của Business Analyst
Nghề BA gồm nhiều nghiệp vụ chuyên môn, trong đó ba chuyên môn chính là:
Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ
Bản chất của công việc BA thường liên quan đến việc tương tác với các nhà phát triển, khách hàng, người dùng cuối và ban quản lý. Bởi vậy việc thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp và duy trì mối quan hệ đó giữa các bên là rất quan trọng.
Bản chất của công việc BA thường liên quan đến việc tương tác với các nhà phát triển, khách hàng, người dùng cuối và ban quản lý. Thành công của một dự án thường phụ thuộc vào cách mà BA truyền đạt các thông tin một cách chi tiết, chẳng hạn như thuyết trình các thay đổi được yêu cầu, kết quả thử nghiệm của các dự án một cách rõ ràng. Thông thạo trong giao tiếp chính là kỹ năng cần có đối với bất kỳ nhà phân tích nghiệp vụ nào.
BA cần có kỹ năng phân tích giải thích và chuyển những nhu cầu của khách hàng thành các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho đội ngũ triển khai hiểu được. Hầu hết các mô tả công việc tuyển dụng Business Analyst đều ưu tiên người có kỹ năng phân tích xuất sắc. Nhờ đó họ có thể chắt lọc thông tin giá trị, nhanh chóng nhận ra điểm cần cải thiện trong quy trình, xây dựng mô hình dữ liệu.
BA cần có kỹ năng quản lý sâu rộng, từ việc lập kế hoạch cho cả dự án, điều phối hoạt động trong nhóm, đến dự báo ngân sách, giám sát tiến độ… Kỹ năng này sẽ giúp BA phối hợp với đội nhóm nội bộ tốt hơn để xử lý khối lượng công việc lớn trong thời gian giới hạn.
Mỗi dự án được ví như một bài toán nan giải với nhiều vấn đề bên trong. BA cần có khả nắm bắt được tình hình tổng quan. Từ đó họ mới đề xuất các phương án phù hợp và trực tiếp tham gia giải quyết vấn đề.
Kỹ năng ra quyết định hợp lý chính là yêu cầu thường gặp đối với chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Họ phải có khả năng đánh giá đầu vào từ các bên liên quan, phân tích tình huống và lựa chọn các kế hoạch hành động phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh, hoặc cho các dự án.
BA là cầu nối giữa khách hàng và team nội bộ, đứng giữa nhiều luồng ý kiến có thể trái chiều. Bởi vậy BA cần có tư duy phản biện để đánh giá, chọn lọc ra những phương án tốt nhất. Tư duy phản biện cũng giúp BA không ngừng đặt ra các câu hỏi khả thi để hiểu rõ yêu cầu của khách hàng.
Để trở thành một Business Analyst xuất sắc, bạn cần phải sở hữu kiến thức về lĩnh vực kinh doanh cũng như sự hiểu biết về chiến lược của doanh nghiệp. Sở hữu tư duy nhạy bén, BA sẽ dễ dàng nắm bắt kiến thức về bất kỳ lĩnh vực nào, dễ dàng làm việc với khách hàng hơn.