Thực đơn đang được cập nhật ...
Siêu hiếm, bán nhà Kim Ngưu, HBT, lô góc, ô tô tránh, dừng đỗ, kinh doanh đa dạng, diện tích 50m, 5 tầng, giá 11 tỷ.
Siêu hiếm, bán nhà Kim Ngưu, HBT, lô góc, ô tô tránh, dừng đỗ, kinh doanh đa dạng, diện tích 50m, 5 tầng, giá 11 tỷ. + Tọa lạc tại vị trí mặt ngõ Kim Ngưu đoạn đẹp nhất ngõ,...
Phố Kim Ngưu dài 2.875m, rộng 10m.
Phố Kim Ngưu dài 2.875m, rộng 10m.
Từ đường Trần Khát Chân, chỗ cuối phố Lò Đúc, đến phố Minh Khai, chạy hai bên bờ sông Kim Ngưu, gọi là Đông Kim Ngưu và Tây Kim Ngưu, mỗi bên chỉ có một dãy nhà cho đến cầu Mai Động.
Phố mới mở trên đất các làng Thanh Nhàn, Trung Chí, Yên Lạc, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Bên bờ đông có các ngõ 203 sang phố Lạc Trung, ngõ 161 và ngõ 20 vào làng Thanh Nhàn. Bờ tây có ngõ 21, 23 và những lối vào khu tập thể Dệt 8-3, Quỳnh Mai.
Phố Kim Ngưu nay thuộc các phường Thanh Lương, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai, Mai Động, Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Tên đường đặt tháng 10/1986, lúc đầu chỉ ở bên bờ tây, số chẵn. Tháng 1/2002 chính thức đặt tên phía bờ đông sông Kim Ngưu là số lẻ của đường này.
Thực ra con sông nằm giữa hai phố Kim Ngưu không phải là sông Kim Ngưu như sử sách cổ đã ghi, dài tới 80 dặm, ví dụ Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Sông Kim Ngưu xưa thông với hồ Tây, sau bị lấp bồi dần, nay (tức thời gian soạn sách, giữa thế kỷ XIX) nước sông từ địa phận trại Yên Lãng (láng Láng) huyện Vĩnh Thuận, chảy xuống cầu đá qua địa phận các huyện Thọ Xương (gồm hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng ngày nay), Thanh Trì, Thượng Phúc (nay là Thường Tín), Phú Xuyên quanh co hơn 80 dặm rồi hợp với sông Nhuệ”.
Bản đồ Hà Nội năm 1873 thể hiện sông Kim Ngưu như sau: từ Láng chảy về phía đông men theo bức tường thành đất vòng giữa (đường La Thành) tới chỗ nay là ngã tư Giảng Võ – Láng Hạ thì nhận ngồi Hào Nam từ phía bắc chảy vào, qua ô Chợ Dừa (còn gọi là ô Cầu Dừa) thì rẽ một chút về phía nam, nhập vào hồ Xã Đàn chia một nhánh chảy xuống (tức nay gọi là sông Lừ) còn dòng chính lại tiếp tục chảy men theo tường thành đất qua cổng đền Kim Liên ra ô Đồng Lầm tức men theo đê La Thành rồi ô Cầu Dền (phố Đại Cồ Việt), đi tiếp tới ô Đống Mác (phố Trần Khát Chân) rồi vòng theo đê sông Hồng thành hình vòng cung xuống Vĩnh Tuy. Đấy mới là sông Kim Ngưu “cổ truyền” vốn là một chi lưu của sông Tô Lịch. Đoạn vòng xuống Vĩnh Tuy còn có tên riêng là sông Gạo nay vẫn còn vết tích.
Còn đoạn sông thẳng tắp nay gọi là sông Kim Ngưu – từ ô Đống Mác đến đề Lừ - chỉ là một con ngòi nhỏ là nơi mà dan làng Lạc Trung thả rau muống và mới đào thẳng vào năm 1961 – 1962.
Sông Kim Ngưu là một dòng sông tại Hà Nội. Kim Ngưu có nghĩa là trâu vàng.
Theo truyện cổ dân gian, trâu vàng ở bên Tàu khi nghe thấy tiếng chuông đồng đen của thiền sư Nguyễn Minh Không ở nước Nam thì tưởng là tiếng trâu mẹ gọi liền chạy sang. Đường nó chạy lún xuống thành sông Kim Ngưu.
Sông Kim Ngưu vốn là một nhánh của sông Tô Lịch từ phường Yên Lãng chảy theo đường La Thành qua cống Nam Đồng, Phương Liệt (quận Thanh Xuân) tới phường Thịnh Liệt thông với sông Sét, qua phường Yên Sở (quận Hoàng Mai), các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ (huyện Thanh Trì) rồi chảy vào huyện Thường Tín (Hà Tây cũ) nhập vào sông Nhuệ. Đó là dòng chính. Còn có nhiều nhánh khác chảy miên man trong quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, song tác dụng chủ yếu ngày nay là đường thoát nước thải của nội thành.
Theo "Hà Nội Danh thắng và Di tích" tập 01.