Công Chức Cấp Xã Gồm

Công Chức Cấp Xã Gồm

Email: [email protected]

Công chức cấp xã có 6 chức danh

Theo Nghị định, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: 1- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; 2-Văn phòng - thống kê; 3- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); 4-Tài chính - kế toán; 5-Tư pháp - hộ tịch; 6- Văn hóa - xã hội.

Chế độ phụ cấp với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:

Đơn vị hành chính cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở;

Đơn vị hành chính cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở;

Đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở.

Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.

Thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Ngân sách Trung ương khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố như sau:

a) Đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở. Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở;

b) Đối với các thôn, tổ dân phố không thuộc quy định tại điểm a nêu trên được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở;

c) Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì thôn, tổ dân phố quy định tại điểm a và điểm b nêu trên được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện đó.

Nghị định có hiệu lực từ 1/8/2023.

Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 và Thông tư số 04/2022/TT-BNV ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố  quy định một số nội dung về công chức cấp xã như sau:

- Tiêu chuẩn chung (quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn):

+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

+ Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

- Tiêu chuẩn cụ thể (quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 13/2019/TT-BNV; được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 04/2022/TT-BNV):

+ Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

* Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã nêu trên và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

- Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ).

2. Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao;

+ Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Điều này

+ Đối với xã, thị trấn bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã thì nhiệm vụ của Công an xã chính quy thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã

+ Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về Quốc phòng và các quy định khác có liên quan;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

- Công chức Văn phòng – Thống kê

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;

+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;

Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp dân; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, xây dựng chính quyền điện tử; kiểm soát thủ tục hành chính, tập hợp, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu theo các lĩnh vực trên địa bàn; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi, báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

- Công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

Tham gia giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác minh nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

- Công chức tài chính - kế toán

+ Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;

Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản...) theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên theo quy định của pháp luật;

+ Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, gia đình và trẻ em trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn;

Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương;

Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, người có công và xã hội; tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn;

Theo dõi công tác an toàn thực phẩm; phối hợp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

3. Bố trí số lượng công chức cấp xã

- Mỗi chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 01 người trở lên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc bố trí tăng thêm người ở một số chức danh công chức cấp xã phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn (trừ chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã) nhưng không vượt quá tổng số cán bộ, công chức cấp xã quy định.

- Những chức danh công chức cấp xã có từ 02 người đảm nhiệm, khi tuyển dụng, ghi hồ sơ lý lịch và sổ bảo hiểm xã hội phải thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức cấp xã quy định.

- Căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tuyển dụng, phân công, điều động, luân chuyển và bố trí người đảm nhiệm các chức danh công chức cấp xã phù hợp với chuyên ngành đào tạo và đáp ứng các yêu cầu của vị trí chức danh công chức.

(Thanh tra) - Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang kiến nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan đến những tồn tại, hạn chế trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã năm 2021 - 2023 thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Gò Công Tây.

Thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang đã công khai Kết luận thanh tra số 03/KL-TTr ngày 13/5/2024 về việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác tuyển dụng công chức cấp xã năm 2021 - 2023 thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện Gò Công Tây.

Trong niên độ thanh tra, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây đã tổ chức 4 đợt tuyển dụng công chức cấp xã (2 đợt thi tuyển, 1 đợt xét tuyển và 1 đợt tiếp nhận) với 15 công chức trúng tuyển có trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; đáp ứng được nhu cầu vị trí việc làm cần tuyển.

Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức và thực hiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã năm 2021 - 2023 thuộc thẩm quyền của UBND huyện Gò Công Tây còn những tồn tại, hạn chế.

Năm 2022, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây thành lập Ban Phách kỳ tuyển dụng công chức cấp xã chưa đảm bảo quy định tại điểm c khoản 5, Điều 10 Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của UBND tỉnh Tiền Giang về ban hành quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Cụ thể, cử công chức làm Trưởng Ban Phách đồng thời là ủy viên, thư ký Ban Coi thi; cử công chức làm ủy viên, thư ký Ban phách đồng thời là ủy viên Ban Chấm thi.

Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây thành lập Ban Chấm thi kỳ tuyển dụng công chức cấp xã năm 2022 chưa đảm bảo quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của UBND tỉnh. Cụ thể, cử công chức làm ủy viên, thư ký Ban Chấm thi đồng thời là ủy viên, thư ký Ban Phách.

Ngoài ra, UBND huyện Gò Công Tây thông báo thời gian nhận đơn phúc khảo là 7 ngày (từ ngày 21/10/2022 đến hết ngày 27/10/2022) là chưa đảm bảo theo quy định; xếp lương đối với ông N.T.L. là thạc sỹ tài chính công, được tuyển dụng vào vị trí công chức tài chính - kế toán xã Thạnh Trị, hưởng 100% của hệ số lương 3.0 (bậc 3 - mã số 01.003) là thực hiện chưa đúng quy định.

Kết luận số 03/KL-TTr của Thanh tra Sở Nội vụ Tiền Giang. Ảnh: CN

Năm 2023, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây thành lập Ban Phách kỳ thi tuyển dụng công chức cấp xã chưa đảm bảo quy định theo Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 16/7/2020 của UBND tỉnh. Cụ thể, cử công chức làm Trưởng Ban Phách đồng thời là ủy viên, thư ký Ban Coi thi; cử công chức làm ủy viên, thư ký Ban Phách đồng thời là ủy viên, thư ký Ban Chấm thi.

Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây thành lập Ban Chấm thi kỳ tuyển dụng công chức cấp xã năm 2023 cũng chưa đảm bảo theo quy định; cử công chức làm ủy viên, thư ký Ban Chấm thi đồng thời là ủy viên, thư lý Ban Phách.

Theo Thanh tra Sở Nội vụ, trách nhiệm dẫn đến những hạn chế, thiếu sót, chưa đảm bảo quy định pháp luật về công tác tuyển dụng công chức cấp xã trong giai đoạn thanh tra thuộc về Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây, lãnh đạo và chuyên viên Phòng Nội vụ được phân công và phụ trách tham mưu.

Chánh Thanh tra Sở Nội vụ kiến nghị Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm trong tập thể lãnh đạo UBND huyện đối với cá nhân ông Huỳnh Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện, với trách nhiệm là người đứng đầu lãnh đạo, điều hành tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng công chức cấp xã năm 2021 - 2023.

Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây chủ trì tổ chức cuộc họp kiểm điểm trách nhiệm đối với bà Võ Thị Lan Phương, Trưởng Phòng Nội vụ, với trách nhiệm lãnh đạo, quản lý chịu trách nhiệm chung trong việc tham mưu Chủ tịch UBND huyện trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã năm 2021 - 2023.

Đồng thời, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây giao Trưởng Phòng Nội vụ tổ chức cuộc họp kiểm điểm trách nhiệm trong tập thể phòng đối với bà Trần Thị Ngọc Thúy, chuyên viên Phòng Nội vụ, được phân công phụ trách tham mưu giúp Trưởng phòng tham mưu Chủ tịch UBND huyện trong công tác tuyển dụng công chức cấp xã năm 2021 - 2023, nhưng chưa đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.