Khoa Mỹ Thuật Và Thiết Kế Văn Lang

Khoa Mỹ Thuật Và Thiết Kế Văn Lang

“Trong quá trình tham gia các Dự án nghiên cứu khoa học sinh viên, nhờ sợ giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong Khoa, em đã lĩnh hội được nhiều kiến thức liên ngành hơn như Công nghệ thông tin, Công nghệ Môi trường,... Những điều đó đã giúp em rất nhiều khi tham gia các dự án hiện nay trong công ty mà em đang làm việc.”

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Tổ hợp môn: H03: 16.0 H04: 16.0 H05: 16.0 H06: 16.0

​- Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

+ Thí sinh cần đăng ký dự thi các môn năng khiếu tại Trường hoặc nộp kết quả thi năng khiếu tại các điểm trường theo quy định.

+ Xét tuyển điểm 2 môn văn hóa kết hợp kết quả thi môn năng khiếu Vẽ (Vẽ Mỹ thuật, Vẽ Hình họa, Vẽ Trang trí). Thí sinh được chọn một trong 3 môn Vẽ (Vẽ Mỹ thuật, Vẽ Hình họa, Vẽ Trang trí) để dự thi. Môn Vẽ nhân hệ số 2 khi xét tuyển.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 16.0 điểm.

- Xét tuyển kết quả học tập bậc THPT (học bạ):

+ Xét ĐTB HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12;

+ Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3. ĐXT ≥ 18 điểm.

- Điểm xét tuyển học bạ THPT Đợt 1 năm 2023: 24 điểm.

Kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia

- Xét tuyển theo kết quả điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCM năm 2023 theo tổ hợp môn NL1.

- Điều kiện đảm bảo: môn năng khiếu vẽ ≥ 5,00 điểm.

- Điểm chuẩn năm 2023: 650 điểm.

Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của BGD và ĐT.

Giới thiệu ngành Thiết kế mỹ thuật số VLU

Ngành Thiết kế mỹ thuật số (Mã ngành: 7210409) của trường Đại học Văn Lang là ngành đào tạo nguồn nhân lực thiết kế ra các sản phẩm thiết kế phục vụ truyền thông quảng cáo, game, phim ảnh bằng các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại như Motion Capture (Công nghệ ghi hình chuyển động), Visual Efffects (Hiệu ứng hình ảnh), Animation (Hoạt họa)... thu hút nhiều giới trẻ hiện nay. Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Thiết kế mỹ thuật số trang của trường Đại học Văn Lang nhằm trang bị cho sinh viên vốn kiến thức vững chắc từ nền tảng nghệ thuật cơ bản đến phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế mỹ thuật số, xu hướng phát triển các ứng dụng mỹ thuật số trên thế giới. Với 2 chuyên ngành: Phim truyền thông (thiết kế TVC, Viral…) và Hoạt hình – Game (thiết kế các sản phẩm quảng cáo bằng hoạt hình, phim hoạt hình và Game), sinh viên được trau dồi từ quá trình lên ý tưởng, phác thảo, sử dụng các công nghệ như Illustrator, Photoshop, Digital, Flash, Maya, Cinema 4D…để phát huy năng lực sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm. Trường tập trung vào kiến thức chuyên sâu, mang tính ứng dụng cao, được xây dựng dựa theo chương trình đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới, như: University of Florida (Mỹ), Nanyang Technological University (Singapore)... Ngoài ra, sinh viên được đào tạo để sử dụng thành thạo các công nghệ thiết kế mỹ thuật số như Illustrator, Photoshop, Digital, Flash, Maya, Cinema 4D,… Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Thiết kế Mỹ thuật số có thể làm việc ở những vị trí sau: Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế trong các công ty, các xưởng thiết kế, công ty quảng cáo, marketing, truyền hình, trò chơi (game), công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, các toà soạn, cơ quan truyền hình, báo chí…; Trưởng nhóm thiết kế; Chuyên gia 2D, 3D, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh; Giám đốc sáng tạo; Giảng dạy trong các trường học, trung tâm hoặc câu lạc bộ; Cơ hội làm thêm tại nhà như: thiết kế website, logo, nhận diện thương hiệu;…

Sự kiện do Trường đại học Văn Lang chủ trì, đồng hành cùng Hiệp hội Nghiên cứu - thiết kế Hàn Quốc và Đại học Handong, lần đầu tiên quy tụ được sự tham gia của 13 quốc gia (Australia, Trung Quốc, Colombia, Đức, Ghana, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Lào, Hàn Quốc, Mông Cổ, Mỹ, Việt Nam), với 164 tác phẩm nghệ thuật và 23 bài viết nghiên cứu của cá nhân và nhóm chuyên gia, hoạ sĩ, nhà thiết kế, nhà nghiên cứu; 172 tác phẩm của cá nhân và nhóm sinh viên đến từ các khoa thiết kế của 11 trường đại học Hàn Quốc và Việt Nam.

Sự kiện được đánh giá là triển lãm giao lưu thiết kế mỹ thuật quốc tế lớn nhất từng được tổ chức tại Việt Nam, đặc biệt do một trường đại học đứng ra chủ trì.

Thưởng lãm nghệ thuật online trong mùa COVID-19

Với tinh thần giãn cách xã hội nhưng không giãn cách tình yêu nghệ thuật, các nhà thiết kế, họa sĩ, chuyên gia đã "trình làng" những hạng mục tác phẩm nghệ thuật và thiết kế đa dạng: tranh, thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế đồ họa, điêu khắc... tại địa chỉ https://icad.vanlanguni.edu.vn .

Triển lãm ICAD 2020 mở cửa tham quan online miễn phí cho những người yêu nghệ thuật có thể thưởng lãm, trao đổi học thuật trong lĩnh vực thiết kế, mỹ thuật, giao lưu xu hướng thiết kế mới.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ICAD 2020 không thể tổ chức triển lãm quy mô lớn tại trường, nhưng Trường đại học Văn Lang cho biết hình thức triển lãm online cũng giúp sự kiện mở rộng phạm vi tiếp cận công chúng, không giới hạn thời gian, không gian.

Trang triển lãm online được thiết kế ấn tượng và lôi cuốn, mỗi tác phẩm đều có thông tin đầy đủ bằng tiếng Anh - tiếng Việt. Tại đây, công chúng có thể bình chọn và bình luận cho tác phẩm mình quan tâm, yêu thích.

Cũng trong khuôn khổ Triển lãm ICAD 2020 online, sáng 12-5-2020, Trường đại học Văn Lang đã tổ chức livestream trò chuyện trực tuyến với ban tổ chức, cùng luận bàn câu chuyện "Nâng tầm thương hiệu design Việt".

Talkshow luận bàn "Nâng tầm thương hiệu design Việt" tại Trường đại học Văn Lang

Nâng tầm thương hiệu design Việt

Với hai nội dung lớn là Fine Art (mỹ thuật) và Applied Art (thiết kế ứng dụng), ICAD 2020 không dừng lại ở một triển lãm mỹ thuật đơn thuần mà là thể nghiệm của các thiết kế phục vụ cộng đồng, thiết kế ứng dụng công nghệ, thiết kế tương tác với người dùng,…

Các nhà thiết kế đa phần đã cho thấy một tư duy thiết kế mới, vượt ra khỏi cá tính sáng tạo cá nhân để chạm tới mục tiêu phục vụ cộng đồng (art for society). Hướng đi này rất phù hợp với xu thế thiết kế nổi bật trong 5 -10 năm trở lại đây của thế giới, vốn tích hợp design với nhiều lĩnh vực khác để tạo ra các dòng sản phẩm mới, thay đổi hành vi của người dùng.

Một số tác phẩm tiêu biểu của các chuyên gia và sinh viên tham gia triển lãm ICAD 2020

TS Mã Thanh Cao - nguyên giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, chia sẻ: "Xu hướng của design hiện nay là thiết kế cho cộng đồng, phát triển xã hội một cách bền vững.

Ở Việt Nam, mảng design còn khá mới và khiêm tốn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Con đường nhanh nhất để tiến bộ là học hỏi, giao lưu hợp tác quốc tế. Tham dự triển lãm ICAD 2020 là một cơ hội tốt cho các họa sĩ, nghệ sĩ, các nhà thiết kế và sinh viên Việt Nam".

Là phó trưởng khoa mỹ thuật công nghiệp Trường đại học Văn Lang, ThS.HS Nguyễn Đắc Thái nhận định: "Thông qua quan sát các hoạt động giao lưu của khoa mỹ thuật, tôi nhận thấy hiện nay chúng ta có thể tự hào rằng ngành design Việt Nam đã bước ra khỏi lãnh thổ, hòa nhập với các nước trong khu vực châu Á; tự hào rằng chúng ta đã nhận được đơn đặt hàng thiết kế của các nước trên thế giới. Đây là điểm sáng của thị trường thiết kế mỹ thuật hiện nay và trong tương lai".

Triển lãm ICAD 2020 còn là cơ hội cho các bạn thiết kế trẻ, cho ngành design Việt Nam nói chung và sinh viên khoa mỹ thuật công nghiệp Trường đại học Văn Lang nói riêng.

Nhiều năm qua, khoa mỹ thuật của Trường đại học Văn Lang hợp tác chiến lược với Hàn Quốc - cường quốc hàng đầu thế giới về design - giúp sinh viên tiếp cận các xu hướng mới, khẳng định được năng lực sáng tạo trong một lĩnh vực rất đặc thù.

Trường đại học Văn Lang là đại học tiên phong triển khai đào tạo mỹ thuật ứng dụng, với 4 ngành: thiết kế thời trang; thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế sản phẩm (thiết kế công nghiệp). Hiện Văn Lang là một trong những địa chỉ đào tạo kiến trúc, mỹ thuật hàng đầu Việt Nam, được rất đông sinh viên theo học.

Sinh viên khoa mỹ thuật công nghiệp được khuyến khích tham gia các cuộc thi chuyên ngành trong và ngoài nước; được tạo điều kiện sáng tác, chế tác sản phẩm và tham gia các triển lãm mỹ thuật.