Nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng, BIDV đã dành 200.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ 5,5%-8,5%/năm.
Lãi suất vay thế chấp ngân hàng được tính như thế nào?
Hiện nay, có ba hình thức lãi suất phổ biến được ngân hàng áp dụng cho khoản vay thế chấp bao gồm: Lãi suất thả nổi, lãi suất cố định và lãi suất hỗn hợp. Mỗi hình thức lãi suất sẽ có một đặc điểm, công thức và cách tính lãi khác nhau.
Lãi suất cố định: Là mức lãi suất được áp dụng và giữ nguyên trong suốt thời hạn vay, không thay đổi theo biến động của thị trường. Công thức tính:
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay thế chấp x lãi suất cố định (%/năm)/12
Lãi suất thả nổi: Là mức lãi suất sẽ thay đổi theo thị trường tài chính. Biên độ lãi suất ảnh hưởng bởi các yếu tố như lãi suất huy động vốn của ngân hàng, mức độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát,... Vì vậy lãi suất sẽ biến động theo từng tháng mà không cố định trong suốt kỳ hạn vay. Công thức tính:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất
Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền vay thế chấp x Lãi suất thả nổi (%/tháng)
Lãi suất hỗn hợp: Là sự kết hợp linh hoạt giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định, được nhiều ngân hàng áp dụng khi cho vay thế chấp. Lãi suất sẽ cố định trong một khoảng thời gian từ 03 - 24 tháng (tùy gói vay khách hàng lựa chọn) và thả nổi theo thị trường sau khi hết thời gian áp dụng.
Ngoài ra, tiền lãi sẽ được tính theo phương pháp dư nợ giảm dần (tính lãi dựa trên số dư nợ còn lại sau mỗi kỳ thanh toán), giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vay vốn về cuối kỳ hạn.
Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Văn A có khoản vay thế chấp trị giá 1 tỷ đồng (kỳ hạn là 10 năm) với lãi suất cố định là 6%/năm (áp dụng trong 24 tháng đầu tiên) tại ngân hàng. Áp dụng cách tính dư nợ giảm dần thì số tiền mỗi tháng khách hàng A cần trả như sau:
Tuỳ theo nhu cầu và mục tiêu tài chính ở từng thời kỳ, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn loại lãi suất vay thế chấp phù hợp
Lãi suất vay cầm cố tài sản có giá
Khách hàng có nhu cầu vay gấp một khoản tiền, cầm cố/thế chấp sổ tiết kiệm, giấy tờ cổ phiếu, chứng khoán, vàng… sẽ được áp dụng lãi suất 7,5%/năm trong 6 tháng đầu tiên, khi hết ưu đãi lãi suất tính bằng tính theo lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 4%
Hạn mức vay cầm cố tại BIDV lên tới 20 tỷ trong thời gian vay 1 năm.
Cách tính số tiền phải trả hàng tháng khi vay vốn tại BIDV theo công thức sau:
Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay / thời gian vay + Số tiền vay x lãi suất cố định hàng tháng
Hy vọng những thông tin do TOPI cập nhật có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các gói vay cũng như lãi suất vay được áp dụng để có lựa chọn phù hợp nhất.
Tiền gửi tại hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 9 đạt hơn 14 triệu tỷ đồng, tăng 4,9% so đầu năm, song tốc độ huy động vẫn chậm hơn so với tín dụng.
Chính phủ yêu cầu có giải pháp mạnh mẽ để giảm mặt bằng lãi suất vay và giao mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 15%.
Các ngân hàng phải trả chi phí cao hơn khi phát hành trái phiếu, nhưng kênh này giúp họ cân đối tỷ trọng huy động và an toàn vốn.
Hơn 10 ngân hàng tư nhân tiếp tục tăng lãi suất từ 0,1% đến 0,9%, áp đảo số ít đơn vị giảm trong tháng qua.
Mỗi tháng phải trả nợ ngân hàng 100 triệu, chuyên gia cho rằng, nên cơ cấu lại khoản nợ hiện tại thay vì nghĩ đến phương án vay một khoản mới để đầu tư.
Hơn chục ngân hàng tăng lãi suất trong hai tuần qua, đưa mức cao nhất hệ thống lên 6,2% một năm.
Thêm 20 ngân hàng tăng lãi suất 0,1 đến 0,9% trong tháng qua, đưa mức lãi suất cao nhất hệ thống lên 5,9-6% một năm.
Bất chấp lãi suất giữ ở mức thấp, tiền gửi ngân hàng của người dân vẫn đạt mức kỷ lục gần 6,7 triệu tỷ đồng, luỹ kế đến cuối tháng 3.
Hơn 15 ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm từ cuối tháng 5 đến nay, với mức điều chỉnh mạnh nhất đến 1,7%.
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm từ đầu tháng 5, trong đó có nơi điều chỉnh mạnh 0,5-0,9%
Lãi suất cho vay 2024 có thể nhích lên nhưng không nhiều, nếu chuẩn bị kế hoạch tài chính toàn diện, đây là thời điểm "không thể không vay", theo chuyên gia Ngô Thành Huấn.
Thay vì xu hướng giảm đồng loạt như trước, một số ngân hàng tăng nhẹ lãi suất tiết kiệm trong bối cảnh tiền gửi dân cư có dấu hiệu chững lại.
Vietcombank giảm 0,5% một năm lãi suất cho vay VND, áp dụng với các khoản vay hiện hữu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6.
Lãi suất được điều chỉnh tăng cục bộ ở một vài kỳ hạn nhưng xu hướng giảm vẫn áp đảo, mức lãi cao nhất kỳ hạn 12 tháng lùi về 5,3%.
Tính năng mới giúp người dùng tối ưu lợi nhuận trên khoản tiền nhàn rỗi, lãi suất đến 3,3% mỗi năm đồng thời vẫn có thể chi tiêu khi cần.
Loạt ngân hàng đua giảm trước và sau Tết khiến mặt bằng xuống thấp, chỉ còn khoảng 10 đơn vị duy trì mức lãi suất trên 5% một năm.
Hơn 20 nhà băng giảm thêm lãi suất tiết kiệm dịp đầu năm, trong đó nhóm quốc doanh đưa tiền gửi kỳ hạn 1 tháng về 1,7% mỗi năm.
Đáo hạn khoản tiền gửi 200 triệu đồng, kỳ hạn một năm, chị Hương cảm giác hụt hẫng vì lãi suất mới chưa đến 6%, không bằng một nửa năm ngoái.
Chỉ trong tháng cuối năm, Vietcombank và Agribank hai lần điều chỉnh với mức giảm lên tới 1 điểm %, đưa lãi suất tiền gửi 1 tháng về dưới 2%, thấp nhất từ trước tới nay.
Hơn chục ngân hàng giảm lãi suất trong nửa đầu tháng 12, đưa lãi suất tiết kiệm kỳ hạn một năm cao nhất về 5,8%.
Cách tính lãi suất vay thế chấp ngân hàng
Ngân hàng thường áp dụng lãi suất ưu đãi cố định dao động từ 5 - 10%/năm cho khách hàng trong khoảng thời gian từ 06 - 24 tháng. Sau khi hết thời gian ưu đãi, ngân hàng sẽ chuyển sang áp dụng lãi suất thả nổi, thường dựa trên lãi suất tham chiếu của ngân hàng Nhà nước và biên độ do ngân hàng quy định (dao động từ 6 - 15%/năm).
Để xác định số tiền thanh toán mỗi tháng, khách hàng có thể áp dụng công thức sau (tính theo dư nợ giảm dần):
Khách hàng Nguyễn Văn B lựa chọn vay vốn mua nhà với số tiền 400 triệu đồng trong 36 tháng với mức lãi suất ưu đãi 5%/năm trong 6 tháng đầu tiên, sau đó áp dụng lãi suất thả nổi 8% thì:
* Hiện nay, BIDV đã cung cấp công cụ tính khoản vay tự động miễn phí, khách hàng có thể tham khảo chi tiết số tiền vay phải trả hàng tháng TẠI Đ Y.
Việc tính toán chi tiết số tiền phải trả từng tháng giúp khách hàng có thể điều chỉnh kế hoạch thanh toán nợ vay phù hợp hơn.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng BIDV
Bước sang tháng 12/2024, BIDV tiếp tục tăng lãi suất huy động, mức cao nhất dành cho tiền gửi trên 12 tháng là 4,7%/năm. So với các ngân hàng thương mại thì mức lãi suất này tương đối thấp.
Xem thêm: https://topi.vn/lai-suat-tiet-kiem-ngan-hang-nao-cao-nhat.html
Bảng lãi suất tiết kiệm tại BIDV tháng 12/2024 dành cho khách hàng cá nhân:
BIDV đang áp dụng lãi suất hấp dẫn theo thị trường
Biểu lãi suất tiền gửi áp dụng cho các doanh nghiệp:
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm tại BIDV được áp dụng theo công thức sau:
Số tiền lãi = (Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x Số tháng gửi) / 12 (tháng)
hoặc áp dụng công thức tính theo ngày gửi:
Số tiền lãi = (Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi)/ 360 (ngày)
Khi muốn tất toán sổ tiết kiệm, khách hàng cần lưu ý ngày đáo hạn. Nếu bạn thực hiện tất toán, rút vốn và lãi trước ngày đáo hạn trong hợp đồng gửi tiết kiệm thì sẽ chỉ được nhận mức lãi suất gửi không kỳ hạn mà thôi.
Tìm hiểu thêm: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất 2024
Nên gửi tiết kiệm online để hưởng lãi suất cao hơn