Mẫu Quyết Định Thôi Việc Tiếng Anh

Mẫu Quyết Định Thôi Việc Tiếng Anh

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thôi việc và trợ cấp thôi việc

Thôi việc được hiểu là một cá nhân đang làm việc cho một cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan nào đó thì nghỉ việc, không còn tiếp tục làm việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền trợ cấp, hỗ trợ tài chính mà người lao động (NLĐ) được nhận từ người sử dụng lao động (NSDLĐ) sau khi thôi việc, nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với điều kiện việc chấm dứt hợp đồng lao động phải được thực hiện một cách hợp pháp.

3. NLĐ phải xin thôi việc trước bao nhiêu ngày?

Quy định về thời gian thông báo nghỉ việc, thôi việc đối với người lao động như sau:

4. Xin thôi việc đúng luật, NLĐ được hưởng các chế độ nào?

Khi thôi việc, nghỉ việc đúng luật thì NLĐ sẽ được:

5. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc gồm những gì?

Người lao động làm việc đủ từ 12 tháng trở lên, làm việc thường xuyên và thuộc 1 trong các trường hợp sau sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc:

6. Mức hưởng, cách tính trợ cấp thôi việc của người lao động

NLĐ đáp ứng được các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc hoặc mất việc thì sau khi nghỉ việc, mỗi một năm làm việc, NLĐ sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp bằng một nửa tháng tiền lương tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Thôi việc là gì? Trợ cấp thôi việc là gì?

Thôi việc được hiểu là một cá nhân đang làm việc cho một cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan nào đó thì nghỉ việc, không còn tiếp tục làm việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (viết tắt: HĐ lao động/HĐLĐ).

Thôi việc có thể được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do môi trường làm việc hiện tại không phù hợp hoặc do mức lương không đúng với nguyện vọng, khả năng.

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền trợ cấp, hỗ trợ tài chính mà người lao động (NLĐ) được nhận từ người sử dụng lao động (NSDLĐ) sau khi thôi việc, nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với điều kiện việc chấm dứt hợp đồng lao động phải được thực hiện một cách hợp pháp.

➤ Các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc

Người lao động làm việc đủ từ 12 tháng trở lên và làm việc thường xuyên, sau khi thôi việc sẽ được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc đối với các trường hợp sau:

➤ Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc

Người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc sau khi nghỉ việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

(*) Các lý do được xem là chính đáng bao gồm: bản thân hoặc người thân bị ốm (có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh), thiên tai, hỏa hoạn và một số lý do khác theo nội quy lao động.

➤ Phải xin thôi việc trước bao nhiêu ngày?

Tùy thuộc vào loại hợp đồng lao động mà thời gian thông báo nghỉ việc của người lao động được quy định theo bảng dưới đây.

Tuy nhiên nếu người lao động làm các công việc đặc thù, thời gian thông báo trước khi thôi việc, nghỉ việc được quy định như sau.

➤ Quy định về hình thức thông báo trước khi thôi việc

Căn cứ tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tuy nhiên cần phải thông báo trước với người sử dụng lao động. Quy định về hình thức thông báo thôi việc được hướng dẫn như sau:

Chi tiết về từng chế độ thôi việc, Kế toán Anpha sẽ chia sẻ ngay dưới đây.

Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà NLĐ được nhận nếu chưa tham gia BHTN. Tuy nhiên, từ 01/01/2009 đến thời điểm hiện tại, người lao động khi ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều phải tham gia BHXH, BHYT và BHTN, do đó sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc, trừ các khoản thời gian sau:

Trường hợp NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, trong thời hạn 14 ngày (kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động), NLĐ sẽ được NSDLĐ thanh toán tiền trợ cấp thôi việc.

➤ Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc được tính theo công thức sau:

➤ Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc và được tính theo năm (tức là đủ 12 tháng), nếu có tháng lẻ thì sẽ được tính như sau:

Trợ cấp thất nghiệp được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp và được tính dựa trên quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động. Từ đó bạn có thể hiểu, trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ của bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, theo Luật Việc làm 2013 còn có 3 chế độ khác là:

Công thức tính trợ cấp thất nghiệp theo bảng sau đây:

Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng ≤ 5 lần mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương cơ sở.

Một người trong quá trình làm việc (tính từ khi bắt đầu đến khi ngừng việc hoặc nghỉ hưu) chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Theo Điều 1 Nghị quyết 93/2025/QH13, người tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc hoặc BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì sẽ được rút BHXH 1 lần.

Như vậy, nếu NLĐ tham gia BHXH bắt buộc tại cơ quan, tổ chức mà khi xin thôi việc chưa đóng đủ 20 năm BHXH thì sẽ được lãnh BHXH 1 lần.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi thôi việc được tính căn cứ theo số năm tham gia BHXH theo công thức sau đây:

MBQTL: Mức bình quân tiền lương.

Nếu người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần bằng 22% các mức tiền lương tháng đóng BHXH. Mức hưởng tối đa bằng 2 tháng mức tiền lương bình quân.

Tuy nhiên, vì hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm sổ bảo hiểm xã hội (bản chính), do vậy sau khi thôi việc, để không ảnh hưởng đến thủ tục rút BHXH 1 lần nói riêng hoặc các quyền lợi trợ cấp thất nghiệp nói chung, người lao động nên yêu cầu đơn vị sử dụng lao động cung cấp một trong các giấy tờ sau:

Ngoài ra, nếu NLĐ muốn lấy bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc thì NSDLĐ sẽ phải cung cấp bản sao tài liệu và gửi cho NLĐ. Chi phí sao chép và gửi tài liệu sẽ do NSDLĐ chi trả.

Trong vòng 14 ngày làm việc, kể từ ngày thôi việc (ngày chấm dứt hợp đồng lao động), NSDLĐ phải thanh toán đủ các khoản lương cũng như các khoản tiền khác có liên quan quyền lợi của người lao động (Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019).

Thời hạn thanh toán kể trên có thể kéo dài hơn nhưng tối đa không quá 30 ngày nếu:

➤ Thanh toán tiền ngày phép năm chưa nghỉ

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các điểm sau:

Theo đó, khoản tiền lương những ngày nghỉ phép còn thừa khi NLĐ thôi việc, nghỉ việc được tính như sau:

Ngoài tiền lương, tiền ngày phép năm thì NLĐ sẽ được nhận thêm các khoản tiền khác liên quan đến quyền lợi nếu có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chẳng hạn: tiền phụ cấp, trợ cấp…

Quy định về chi phí chi trả trợ cấp thôi việc cho người sử dụng lao động

1. Khoản chi phí trợ cấp thôi việc có bắt buộc không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên và đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc (trừ trường hợp NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu). Do đó, chi phí trợ cấp thôi việc là chi phí bắt buộc mà NSDLĐ phải chi trả cho NLĐ sau khi họ thôi việc, nghỉ việc đúng luật.

2. Công ty không trả trợ cấp thôi việc có sao không?

Trường hợp công ty không trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ sẽ bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt hành chính sẽ được tính theo số lượng NLĐ không được chi trả khoản trợ cấp này, cụ thể:

Ngoài ra, NSLĐ sẽ phải trả đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ, bao gồm cả khoản tiền lãi của số tiền chưa được chi trả tính theo các ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm xử phạt với mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất.

3. Chi phí chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động có tính thuế TNDN không?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, chi phí chi trả trợ cấp thôi việc được hạch toán vào chi phí kinh doanh, sản xuất hay kinh phí hoạt động của NSDLĐ. Vì vậy, trợ cấp thôi việc là khoản chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

Trường hợp, công ty hoặc NSDLĐ chi trả khoản trợ cấp này không đúng với quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội thì đây sẽ được tính là khoản chi phí không hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.