Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:
- Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
- Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.
- Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
- Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.
Có bao nhiêu dạng nghị luận xã hội? Bố cục bài văn nghị luận xã hội chuẩn? Cách làm nghị luận xã hội chi tiết như thế nào?
Nghị luận xã hội là một dang văn rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, thông tin dưới đây hướng dẫn về các dạng nghị luận xã hội như sau:
"Nghị luận xã hội là gì? Có bao nhiêu dạng nghị luận xã hội? Bố cục bài văn nghị luận xã hội chuẩn? Cách làm nghị luận xã hội chi tiết như thế nào?"
Nghị luận xã hội là một dạng văn nghị luận mà người viết trình bày, phân tích và thuyết phục người đọc về những vấn đề liên quan đến xã hội, đạo đức, tư tưởng hoặc hiện tượng đời sống. Dạng bài này thường yêu cầu người viết phải thể hiện quan điểm cá nhân thông qua lập luận chặt chẽ và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
"Có bao nhiêu dạng nghị luận xã hội? Bố cục bài văn nghị luận xã hội chuẩn? Cách làm nghị luận xã hội chi tiết như thế nào?"
Các dạng bài nghị luận xã hội phổ biến:
(1) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
Dạng bài này yêu cầu nghị luận về một vấn đề mang tính chất đạo đức, triết lý sống hoặc giá trị nhân văn, nhân sinh quan. Người viết cần phân tích, đánh giá và bàn luận về những tư tưởng hoặc quan điểm này.
- Ví dụ: “Lòng kiên trì là chìa khóa dẫn đến thành công,” “Lòng nhân ái và sự sẻ chia trong cuộc sống,” “Tự lập là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng bản thân.”
Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
Phân tích và chứng minh bằng các dẫn chứng thực tế.
Bàn luận về giá trị và ý nghĩa của tư tưởng trong cuộc sống.
Nêu quan điểm cá nhân, rút ra bài học cho bản thân.
(2) Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đây là dạng bài viết xoay quanh một hiện tượng thực tế đang diễn ra trong xã hội, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Người viết cần đưa ra ý kiến, phân tích và đánh giá hiện tượng đó.
- Ví dụ: “Hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay,” “Phong trào bảo vệ môi trường trong đời sống hiện đại,” “Tình trạng bạo lực học đường.”
Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
Mô tả hiện tượng, đưa ra thực trạng cụ thể.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng.
Hậu quả và tác động của hiện tượng đối với cá nhân, cộng đồng.
Đề xuất giải pháp hoặc bày tỏ ý kiến cá nhân về cách cải thiện tình hình.
(3) Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học
Dạng này yêu cầu liên hệ từ một tác phẩm văn học, từ đó rút ra một vấn đề xã hội cần thảo luận. Người viết phải kết hợp cả kỹ năng phân tích văn học và nghị luận xã hội.
- Ví dụ: “Bàn về tình yêu thương và sự hy sinh qua tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O. Henry,” “Sự đối lập giữa thiện và ác trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.”
Giới thiệu tác phẩm và vấn đề xã hội được gợi ra từ tác phẩm.
Phân tích tình huống, nhân vật hoặc chi tiết trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề.
Đưa ra ý kiến về vấn đề xã hội, liên hệ thực tế đời sống.
Nêu quan điểm cá nhân về ý nghĩa và bài học từ tác phẩm đối với vấn đề xã hội.
Một số lưu ý khi viết bài nghị luận xã hội:
- Lập luận rõ ràng, logic: Cần triển khai các luận điểm mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
- Dẫn chứng thực tế: Dùng những ví dụ, câu chuyện có thật từ đời sống để làm sáng tỏ vấn đề.
- Thể hiện quan điểm cá nhân: Người viết cần bày tỏ quan điểm một cách trung thực, khách quan nhưng phải thuyết phục, không quá cứng nhắc.
- Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực: Tránh ngôn ngữ quá cảm tính hoặc quá cầu kỳ, cần dùng lời lẽ dễ hiểu và thuyết phục.
- Dạng nghị luận xã hội đòi hỏi sự hiểu biết về các vấn đề thực tiễn, khả năng phân tích và kỹ năng thuyết phục để người đọc tin vào quan điểm của người viết.
*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Có bao nhiêu dạng nghị luận xã hội? Bố cục bài văn nghị luận xã hội chuẩn? Cách làm nghị luận xã hội chi tiết như thế nào?
Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội?
Xem thêm: Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất?
Văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó phạm vi của dạng bài này rất rộng. Nó bao gồm những vấn đề tư tưởng, đạo lí cho đến lối sống, bên cạnh đó một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập tới những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày.
Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp như sau:
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Ví dụ: Ô nhiễm môi trường, bạo lực gia đình, học đường...
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong một nhận định (ý kiến, câu nói, châm ngôn, tục ngữ,…)
Ví dụ: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây...
Nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí…
Ví dụ: lòng nhân hậu, sự lười biếng, lòng nhân ái, vị tha
"Cách làm bài văn nghị luận xã hội?"
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
- Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)
- Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
– Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
- Tình hình, thực trạng trong nước (…)
- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.
- Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Ảnh hưởng, tác động - Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)
- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.
- Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).
- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại
* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)
Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội tham khảo như trên.
Văn nghị luận xã hội là gì? Cách làm bài văn nghị luận xã hội? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao? (Hình từ Internet)