Những trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 được quy định như thế nào? Những trường hợp nào không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025? Đi nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mỗi công dân nam, trừ một số trường hợp được được miễn đi nghĩa vụ quân sự hoặc được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Vậy những trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 được quy định như thế nào?
Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) trả lời về việc đi nghĩa vụ quân sự với người có 2 quốc tịch như sau:
- Theo quy định tại điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về quan hệ giữa Nhà nước và công dân như sau:
"1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật".
Ngoài ra, tại khoản 2 điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của luật này.
Như vậy, khi bạn mang hai quốc tịch, trong đó có một quốc tịch là Việt Nam, thì bạn là công dân Việt Nam và có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước Việt Nam như những công dân khác.
Do đó, bạn cũng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Nhà nước, trừ những trường hợp thuộc diện được miễn nghĩa vụ quân sự theo điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015: người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật; hoặc trường hợp bạn thuộc đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như tại điều 13 luật này gồm:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Lưu ý: Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Từ những quy định nêu trên, nếu bạn mang quốc tịch Việt Nam và có đầy đủ tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ thì bạn có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình theo quy định pháp luật.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected]
Ai phải tham gia nghĩa vụ quân sự ?
Căn cứ khoản 2, điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Việc tham gia nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn vẫn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự mà nhận được giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự thì bạn phải chấp hành.
Hiện nay theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Theo điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Như vậy, bạn đang trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự và nếu như bạn không thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật thì bạn vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Công dân đã sang Nhật XKLĐ thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Cũng như bạn, thì nhiều lao động thắc mắc rằng sau khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản về nước thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Khi bạn đi Nhật về nước mà vẫn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (18 – 27 tuổi) thì chắc chắn bạn sẽ phải đi nghĩa vụ còn nếu đã quá tuổi đi thì sẽ không phải nghĩa vụ nữa.
Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vân đề “Đi xuất khẩu lao động có phải đi nghĩa vụ quân sự không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty; Thủ tục đăng ký làm lại giấy khai sinh… Nếu quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn giải quyết vấn đề pháp lý.
Vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, bạn không thuộc các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, bạn có thể tạm hoãn nếu như bạn là lao động chính trong gia đình mà phải trực tiếp nuôi dưỡng những người không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. Do đó, nếu muốn hoãn, bạn cần có chứng cứ rằng mẹ bạn và vợ bạn không còn khả năng lao động, nếu không có căn cứ nào thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không được tạm hoãn.
Căn cứ theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thì việc bạn đang niềng răng không phải là lí do bạn có thể hoãn đi nghĩa vụ quân sự. Theo quy định tại Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì khi bạn niềng răng vẫn đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn được hưởng BHXH một lần khi xuất ngũ nếu có nhu cầu.Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH: Mỗi năm được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.Nểu sau khi xuất ngũ mà được thanh toán tiền BHXH một lần thì khoảng thời gian đó không được cộng vào thời gian tham gia BHXH.Nếu xuất ngũ mà không hưởng trợ cấp BHXH một lần thì thời gian đóng BHXH được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
Hỏi đáp Luật Nghĩa vụ Quân sự: Trường hợp nào không phải đi nghĩa vụ quân sự?
Trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
Theo đó, các trường hợp sau đây được miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự gồm:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
TRUNG TÂM VHTT-TT (Nguồn: TVPL)
Em ruột tôi có hai quốc tịch, một của Việt Nam và một của Mỹ. Hiện tại em tôi đang ở Việt Nam. Xin hỏi em tôi có phải đi nghĩa vụ quân sự không?