Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Quý 3 2024

Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Quý 3 2024

Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ công bố trong ngày 29.11, GDP của Mỹ tăng trưởng 5,2% trong quý 3/2023. Con số này cao hơn mức 4,9% từ số liệu ước tính ban đầu và cũng cao hơn dự báo tăng 5% từ các chuyên gia kinh tế.

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Với những cơ sở trên, năm 2024, Việt nam đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước từ 6 - 6,5%, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, trong điều kiện hồi phục kinh tế thế giới "ấm dần" từ những tháng cuối năm 2023, song chưa vững chắc và yếu tố bất định có thể xảy ra.

Nhận diện và phát huy các động lực tăng trưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng để điều hành và phát triển nền kinh tế trong năm 2024.

Thứ nhất, sự ổn định và phát triển theo chiều sâu của ngành nông nghiệp vẫn là một lợi thế và cột trụ quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế năm 2024. Khai thác lợi thế cạnh tranh và năng lực đổi mới sản phẩm, nắm bắt thị trường sẽ giúp ngành nông nghiệp tiếp tục gia tăng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.

Thứ hai, sự hồi phục của ngành công nghiệp là nhân tố quan trọng, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng mà còn thúc đẩy gia tăng xuất - nhập khẩu năm 2024. Những nỗ lực của các doanh nghiệp công nghiệp, sự "ấm dần" của thị trường quốc tế, cho phép dự báo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển trong năm 2024.

Thứ ba, tăng trưởng ngoại thương sụt giảm năm 2023 được dự báo sẽ được hồi phục trong năm 2024. Các tín hiệu hồi phục đã xuất hiện từ quý III, đặc biệt là các tháng cuối năm 2023, sẽ thúc đẩy mặt trận xuất khẩu trong năm 2024 và tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng GDP của nền kinh tế năm 2024.

Thứ tư, khu vực dịch vụ có đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế và đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá trong năm 2023. Năm 2024, sự ấm lên của thị trường bất động sản sẽ giúp "kích hoạt" nhiều ngành nghề và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Du lịch khởi sắc năm 2023, dự báo nếu có chính sách tích cực, sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2024 và là động lực cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Như vậy dưới góc độ tổng cung, dư địa tăng trưởng của năm 2024 đều có tín hiệu khả quan, trong đó động lực mạnh mẽ của năm 2024 sẽ là sự hồi phục của sản xuất công nghiệp, đóng góp của hoạt động xuất khẩu hàng hóa và sự "ấm lên" của thị trường bất động sản.

Thứ năm, dưới góc độ tổng cầu, gia tăng tiêu dùng trong nước sẽ có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năm 2024. Các chính sách vĩ mô đã được thực hiện từ năm 2023 như giảm thuế VAT, hỗ trợ người tiêu dùng thông qua giảm phí, lệ phí… cần tiếp tục thực hiện trong năm 2024, thậm chí có thể tăng mức giảm thuế VAT từ 3 - 5 %; thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, nỗ lực giảm giá hàng hóa - dịch vụ từ phía các doanh nghiệp, các hình thức khuyến mãi mua sắm, chi tiêu du lịch trong nước… sẽ góp phần gia tăng sức mua nội địa vốn bị suy giảm từ thời dịch bệnh COVID-19.

Thứ sáu, năm 2024 chi tiêu công của Chính phủ, đặc biệt là đầu tư công vẫn là động lực quan trọng để kích thích tăng trưởng về phía tổng cầu, đồng thời gia tăng được nội lực của nền kinh tế. Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, các "nút thắt" về thủ tục tài chính, sự hợp tác linh hoạt và nhanh chóng giữa bộ ngành - địa phương - các nhà đầu tư… cần được đẩy mạnh hơn trong năm 2024.

Thứ bảy, sự giảm sút của đầu tư tư nhân trong năm 2023 cần được khơi thông mạnh mẽ và có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên cơ sở tái cấu trúc ngành nghề, sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường đầu ra, khuyến khích đầu tư vào kinh tế xanh, kinh tế số, đổi mới sáng tạo,… Sự "ấm lên" của đầu tư tư nhân sẽ là nhân tố hết sức quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Thứ tám, động lực mới đến từ ngoại giao kinh tế sẽ là "đột phá" quan trọng của Việt Nam trong năm 2024. Các sự kiện ngoại giao quan trọng vào cuối năm 2023, đó là việc nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam với Mỹ và giữa Việt Nam với Nhật Bản đã mở ra cơ hội mới để Việt Nam mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế quốc tế.

Dự báo trong năm 2024, nền kinh tế Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng dựa vào thị trường nội địa, đầu tư công và phát triển các ngành kinh tế mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, với việc các tập đoàn lớn của Mỹ như Intel, Apple, Google, Walmart, Boeing… nghiên cứu đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Các công ty lớn của Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến khai thác tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, chuyển đổi năng lượng sạch, đào tao nhân lực chất lượng cao.

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Mỹ đạt gần 111 tỷ USD, tiếp tục duy trì là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2024 với sự tiếp tục "ấm lên" và gia tăng sức mua tại thị trường nội địa của Mỹ, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là hàng nông sản và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Có thể nói, quan hệ kinh tế Việt - Mỹ và các nước khác không chỉ là động lực cho tăng trưởng kinh tế, mà sẽ là "sung lực" mới cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Nguyên Trưởng Khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM

Theo dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 30/8, nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ 2,1% trong quý 2/2023, cho thấy khả năng phục hồi trước chi phí vay cao hơn đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Dù bị chậm lại do các nỗ lực tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm kiềm chế lạm phát, nền kinh tế Mỹ vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong quý 2/2023. Cụ thể, với tốc độ này, GDP quý 2 của quốc gia này tăng trưởng thấp hơn mức dự báo 2,4% mà Bộ Thương mại đưa ra trước đó nhưng cao hơn một chút so với tốc độ 2% ghi nhận được trong quý 1 đầu năm.

Về phần nguyên nhân, AP trích dẫn báo cáo hôm 30/8 của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tăng trưởng GDP - tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ - được thúc đẩy bởi sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và chi tiêu của chính quyền tiểu bang cũng như địa phương. Thước đo giá tiêu dùng trong báo cáo cũng cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt, từ đó giúp giảm áp lực buộc Fed phải tăng lãi suất thêm.

Cụ thể, chi tiêu tiêu dùng, yếu tố chiếm khoảng 70% nền kinh tế Mỹ, đã tăng với tốc độ 1,7% hàng năm trong quý 2 - một mức tăng khả quan dù thấp hơn mức 4,2% trong 3 tháng đầu năm 2023. Một thước đo giá cả trong báo cáo GDP của Bộ Thương mại là chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân đã tăng với tỷ lệ 2,5% hàng năm trong quý 2, thấp hơn so với tốc độ 4,1% trong quý 1 và là mức tăng nhỏ nhất kể từ cuối năm 2020.

Kể từ khi đạt đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022, lạm phát so với cùng kỳ năm trước đã giảm đều đặn. Tháng 7 trước đó, tỷ lệ này đạt 3,2% - một sự cải thiện đáng kể mặc dù vẫn cao hơn mục tiêu lạm phát 2% của Fed. Loại trừ chi phí năng lượng và thực phẩm dễ biến động, tỷ lệ lạm phát cơ bản trong tháng 7 khớp với mức tăng hàng tháng nhỏ nhất trong gần 2 năm qua.

Trong khi đó, đầu tư kinh doanh không bao gồm nhà ở đã tăng với tốc độ mạnh mẽ 6,1%. Đầu tư vào nhà ở bị ảnh hưởng bởi lãi suất thế chấp cao hơn nên đã giảm trong quý 2. Nhận định về các dấu hiệu tích cực, ông Eugenio Aleman, nhà kinh tế trưởng tại Raymond James, cho biết: “Tăng trưởng thấp hơn và giá cả tăng yếu hơn là tin tốt cho Cục Dự trữ Liên bang”.

Nhìn chung, nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2023 đã tỏ ra rất bền bỉ trước việc Fed liên tục tăng lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ vào năm 2022. Kể từ tháng 3 năm ngoái, Fed đã tăng lãi suất cơ bản 11 lần, khiến việc vay mua mọi thứ từ ô tô, nhà cửa đến mở rộng kinh doanh trở nên đắt đỏ hơn nhiều và khiến nhiều người dự đoán về một cuộc suy thoái sắp tới.

Một thị trường việc làm mạnh kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất còn khiến lo ngại này lớn hơn nữa. Tuy nhiên, một báo cáo từ chính phủ Mỹ hôm 29/8 cho thấy các nhà tuyển dụng đăng ít cơ hội việc làm hơn trong tháng 7 và số người bỏ việc đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp, cho thấy rằng người lao động bắt đầu cảm thấy không tự tin trong việc tìm kiếm công việc mới.

Sự kết hợp giữa lạm phát sụt giảm, tăng trưởng kinh tế và việc tuyển dụng chậm hơn nhưng ổn định đã làm dấy lên hy vọng về việc Fed có thể khắc phục tình trạng lạm phát cao mà không gây ra một cuộc suy thoái.

Bộ Thương mại Mỹ ngày 29/8 cho biết nền kinh tế nước này đã tăng trưởng cao hơn ước tính ban đầu trong quý II năm nay, nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh hơn dự đoán.

Nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý II vừa qua đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng ước tính trước đó là 2,8%. Bộ Thương mại Mỹ cho biết số liệu tăng trưởng kinh tế được cập nhật nâng lên chủ yếu là do điều chỉnh tăng lên đối với chi tiêu tiêu dùng.

Hoạt động tiêu dùng mạnh mẽ bất ngờ - ngay cả khi đối mặt với lãi suất cao - đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây. Nhưng khi các hộ gia đình đang dần tiêu hết số tiền tiết kiệm trong thời đại đại dịch, chi tiêu tiêu dùng được dự đoán sẽ yếu đi.

Trong lần cập nhật số liệu mới nhất này, hoạt động chi tiêu và nhập khẩu được điều chỉnh tăng lên, nhưng nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh, xuất khẩu và chi tiêu của chính phủ lại bị điều chỉnh giảm xuống.

Với mức tăng 3% trong quý II năm nay, kinh tế Mỹ đã có sự cải thiện so với mức tăng 1,4% trong quý đầu tiên. Tuy nhiên, ông Ryan Sweet, nhà kinh tế trưởng tại Mỹ của Oxford Economics, cho biết việc điều chỉnh nâng số liệu GDP nói trên không chắc sẽ làm thay đổi các dự báo ngắn hạn đối với kinh tế Mỹ. Ông cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới này được dự đoán sẽ “ổn định ở tốc độ tăng trưởng bền vững hơn trong phần còn lại của năm nay và sang đầu năm sau”.

Ông Sweet cũng nói thêm rằng các số liệu cập nhật nói trên "sẽ không tác động đến kết quả cuộc họp tháng Chín của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vì trọng tâm của ngân hàng này là thị trường lao động”.

Mặc dù Fed đã tăng nhanh lãi suất để kiềm chế lạm phát tăng cao vào năm 2022, nhưng ngân hàng này được hầu hết giới phân tích dự đoán sẽ hạ lãi suất lần đầu tiên sau đại dịch vào tháng Chín. Điều này có thể thúc đẩy nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế doanh nghiệp Robert Frick của Navy Federal Credit Union cho rằng hoạt động chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ khi lạm phát hạ nhiệt cho thấy nền kinh tế Mỹ đã hạ cánh mềm vài tháng trước.

Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường đang dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất ít nhất 0,25 điểm phần trăm, thậm chí có thể là 0,5 điểm phần trăm, vào tháng Chín.