+ Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếpcận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ
a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chận phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:
+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ
+ Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải rễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.
Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu –nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực .
b. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện:
+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.
+ xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phầnổn định sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có rthể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.
+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.
Với đặc điêm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với các nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
c. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách:
+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra.
+ Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều lao động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Trong những năm qua, cây cao su đã khẳng định được vị trí của mình trong tập đoàn cây công nghiệp dài ngày và ngành sản xuất cao su thiên nhiên đã trở thành ngành sản xuất có hiệu quả toàn diện. Cây cao su và công nghiệp chế biến các sản phẩm của cây cao su đã trở thành một trong những ngành kinh tế mòi nhọn của đất nước. Cùng với một số mặt hàng khác cao su Việt nam đã và đang trở thành mặt hàng chủ lực có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế. Từ khi Tổng quan phát triển ngành cao su Việt nam đến năm 2010 được phê duyệt tháng 2/1995, sản xuất cao su trong nước không ngừng lớn mạnh: diện tích cao su tăng 7,9%/năm, sản lượng mủ tăng 15,8%/năm, và năng suất tăng 8,4%/năm. Bên cạnh đó, công nghiệp sơ chế mủ cao su cũng đã được đầu tư cải tiến công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, đưa công suất chế biến tăng nhanh từ 180 nghìn tấn năm 1994 lên 294 nghìn tấn năm 2000 để đảm bảo chế biến hết lượng mủ sản xuất ra. Đặc biệt, chủng loại sản phẩm có nhiều chuyển biến, trong đó tỷ lệ loại mủ SVR 10,20 tăng từ 9% lên 13-15% để phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của hoạt động xuất khẩu cao su trong nền kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nam nằm ở vị trí khá thuận lợi để bán cao su cho Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... là những nước tiêu thụ cao su thiên nhiên với sản lượng lớn. Ngoài ra, thị trường Bắc và Trung Mỹ cũng là các thị trường có nhu cầu cao về cao su và đang tiếp tục gia tăng. Lợi thế thứ tư là về giá thành sản xuất cao su: Do giá nhân công của nước ta thấp, đồng thời với việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và có sự ưu đãi của nhà nước trong việc phát triển cao su thiờn nhiên nờn giá thành cao su sản phẩm của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất cao su chớnh trờn thế giới. Đây là một trong những lợi thế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cao su Việt nam. Tóm lại, khả năng cạnh tranh của cao su thiên nhiờn Việt nam nằm ở điều kiện đất đai, khí hậu, lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi cho giao dịch và giá thành sản phẩm thấp. Tiềm năng về thị trường xuất khẩu : Vấn đề tìm thị trường tiêu thụ không khó khăn lắm, mà có thể núi đó cú lối thoát ra cho ngành xuất khẩu cao su. Hiệp định thương mại ký với Trung Quốc về buôn bán cao su cho thấy trước mắt cũng như lâu dài Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn của Việt nam trong thời gian tới. Thị trường truyền thống trước đây là Liên bang Nga một thời bị đóng băng do khó khăn về thanh toán, nay đã có dấu hiệu trở lại bằng việc bán hàng thông qua một số Công ty Việt kiều tại Nga. Thị trường Nga-Belarut có thể mua của Việt nam 30000 tấn. Một tín hiệu tốt lành khác là Hàn Quốc đã bắt đầu chuyển qua mua cao su mủ kem (latex) của Việt nam vì chất lượng tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng loại của Malaixia và Thái lan. Nhu cầu của Hàn Quốc mỗi năm nhập khoảng 50000 tấn. Một số doanh nghiệp của nước này như tập đoàn Samsung, công ty thương mại TeiJoung đã ký hợp đồng mua tổng số khoảng 25-30 nghìn tấn mủ kem. Ngoài ra, cao su Việt nam còn có thể bán tại các thị trường Iraq, EU, Singapore, Đài loan... II. ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU 1. Định hướng chung về sản xuất và xuất khẩu cây công nghiệp */ Định hướng sản xuất các mặt hàng cây công nghiệp trong nước: Tầm quan trọng của các loại cây công nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng và nhà nước ta nhìn nhận và đánh giá một cách đúng đắn. Đại hội Đảng VIII đã đề ra phương hướng: “Phỏt triển mạnh các loại cây công nghiệp ... có hiệu quả kinh tế cao; hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ. Trồng cây công nghiệp kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc theo hình thức nông lâm kết hợp, coi trọng các biện pháp thâm canh tăng năng suất; áp dụng công nghệ sinh học...Đến năm 2000 đưa tỷ trọng cây công nghiệp chiếm khoảng 45% giá trị sản phẩm ngành trồng trọt”. Như vậy đến năm 2010, chóng ta phải đưa ngành sản xuất cây công nghiệp trở thành sản xuất nông nghiệp lớn của đất nước, mở rộng diện tích lên 3,5-4 triệu ha, tăng tỉ trọng trong giá trị ngành trồng trọt lên mức 40-45%. Sản lượng một số cây công nghiệp chính sẽ như sau: Bảng 24: Dự báo sản lượng một số cõy cụng nghiệp vào năm 2010 Đơn vị: sản lượng: tấn, diện tích: ha Các ngành sản xuất Diện tích Sản lượng Các ngành sản xuất Diện tích Sản lượng Cà phê 350000 431000 Lạc 300000 450000 Cao su 700000 400000 Mía đường 300000 1 200 000 Hạt điều 300000 30000 Dâu tằm 500000 500000 Chè 100000 85000 Đậu tương 100000 120000 Dừa 300000 1 600 000 Hồ tiêu 10000 15000 (Nguồn: Tổng hợp các dự án phát triển cây công nghiệp của Bộ NN và PTNT) Bên cạnh việc tăng diện tích, sản lượng và giá trị cây công nghiệp, cần chú trọng nâng cao và ổn định năng suất, chất lượng cây công nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, mở rộng thị trường nội địa, đồng thời phục vụ tốt cho xuất khẩu. */ Định hướng xuất khẩu mặt hàng cây công nghiệp: Về cơ cấu xuất khẩu, để nâng cao uy tín của hàng Việt nam trên thị trường quốc tế, định hướng quan trọng đối với ngành sản xuất cây công nghiệp là cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm thô, nguyên liệu. Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản nhằm tăng khối lượng và chất lượng hàng chế biến xuất khẩu là hướng đi cần thiết của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ. Nú góp phần biến nước ta từ một nước xuất khẩu 70% hàng thô và sơ chế thành nước chủ yếu xuất khẩu hàng đã qua chế biến; nâng tỉ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, do đặc điểm của cây công nghiệp là mỗi loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng khác nhau. Để mặt hàng cây công nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả cao cần tiếp tục hình thành cỏc vựng chuyên môn hoá sản xuất cây công nghiệp xuất khẩu. Bên canh việc xác định các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, việc tìm ra một cơ cấu thị trường thích hợp cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Thị trường Việt nam trong thời gian tới có xu hướng chuyển dịch từ Đông sang Tây, từ châu Á sang châu Âu và Bắc Mĩ. Theo số liệu của Bé Thương mại, dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt nam theo châu lục đến năm 2010 sẽ như sau: Bảng 25: Thị trường xuất khẩu Việt nam đến năm 2010 Đơn vị:% Châu lục 1991-1995 2000 2010 Châu á-TBD 80 50 45 Châu Âu 15 25 25 Châu Mỹ 2 20 25 Châu Phi 3 5 5 (Nguồn: Điểm tin kinh tế-số 232 ngày 24/10/1998) 2. Định hướng về sản xuất và xuất khẩu cao su: 2.1. Định hướng sản xuất: Tổng quan phát triển ngành cao su Việt nam đến năm 2005 đã được phê duyệt ngày 5/2/1996 trong đó có đề ta những định hướng về sản xuất cao su ở Việt nam. Đến năm 2000, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành rà soát lại tổng quan cao su. Báo cáo rà soát tổng quan cao su của Viện đã đưa ra một số thay đổi trong định hướng phát triển cao su ở nước ta. Nghị quyết 09/2000/NQ-CP cũng đã chỉ rõ quan điểm chung để phát triển cao su đến năm 2010 là: “Tập trung thâm canh 400 nghìn ha cao su hiện có đạt năng suất cao, tiếp tục phát triển cao su ở những nơi thích hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ yếu ở Miền Trung và Tõy Nguyờn, nhất là vùng biên giới, trong tương lai sản lượng cao su mủ khô đạt khoảng 600 nghìn tấn vào năm 2010, phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su và ngành công nghiệp gỗ cao su nhằm nâng cao hiệu quả của cây cao su”. Cụ thể, về bố trí diện tích cao su, căn cứ vào Báo cáo rà soát tổng quan, có 2 phương án thực thi đến năm 2010: Bảng 26: Bố trí sản xuất cao su đến 2010 Đơn vị: ha Vùng Hiện trạng 2000 2005(PAI) 2010(PAII) Cả nước 402 755 500 000 700 000 Duyên hải miền Trung 42 609 90 000 120 000 Tây Nguyên 89 321 140 000 280 000 Đông Nam Bé 270 845 270 000 300 000 (Nguồn: Viện Quy hoạch và TKNN, 2000) Trong phương án I, cao su tư nhân và tiểu điền chiếm tỉ trọng 35,4%, trong phương án II chiếm tỉ trong 50%, bình quân phượng án I phải trồng mới 98 nghìn ha, ở phương án II là 200 nghìn ha. Tổng diện tích trồng mới và tái canh trong phương án I là 130,6 nghìn ha, trong phương án II là 226 nghìn ha. Để thực hiện định hướng này, từ nay đến năm 2005 cần phấn đấu đạt diện tích vườn cao su là 500 nghìn ha, còn diện tích 700 nghìn ha là qui mô khung của cao su Việt nam và sẽ phấn đấu đạt được mức này vào năm 2010. Hiện nay, năng suất cao su Việt nam ở mức 10-11 tạ/ha thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất cao su chính như Thái lan, Malaixia, Inđụnờxia. Để nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng cao su chóng ta sẽ phải ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật về sinh học trước hết là giống, tập trung thâm canh vườn cây hiện có, mở rộng diện tích phù hợp với khả năng của vốn và với phương châm vườn cây phải được thâm canh ngay từ đầu. Dự kiến đến năm 2010, năng suất cao su bình quân cả nước đạt 15 tạ/ha. Về sản lượng, năm 2000 Việt nam đạt sản lượng 220 nghìn tấn, chiếm hơn 3% sản lượng thế giới. Dự kiến đến năm 2005 sản lượng sẽ đạt 320 nghìn tấn và năm 2010 đạt 400 nghìn tấn. Trong công nghiệp mục tiêu của ngành công nghiệp sơ chế mủ cao su là tạo ra sản phẩm có chất lượng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời với việc đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất hiện đại, cần phát triển các xưởng sản xuất nhở với các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Để đảm bảo cho mủ được khai thác từ vườn cây được sơ chế hết, công suất thiết kế các nhà máy phải cao hơn nhu cầu sơ chế từ 10-20%. Dự kiến bố trí việc xây dựng thờm cỏc nhà máy ở cỏc vựng như sau: Bảng 27: Dự kiến xây dựng các nhà máy chế biến Đơn vị: nhà máy Vùng Số nhà máy Phương án I Phương án II 1. Khu bốn cũ 9 14 2. Duyên hảI Trung Bé 5 7 3. Tây nguyên 7 12 4. Đông nam bé 17 17 Tổng cộng 38 50 (Nguồn: Tổng quan PT cao su đến năm 2005-2010, Viện QHTKNN) Ngoài việc xây dựng mới cần tích cực cải tạo, nâng cấp và tận dụng hết công suất các nhà máy hiện có để giảm bớt chi phí đầu tư. Ước tính tổng công suất thiết kế của các nhà máy và xưởng sơ chế năm 2005 đạt 338-386 nghìn tấn , 2010 đạt 400-450 nghìn tấn. Bên cạnh đó cần quan tâm đến việc lùa chọn thiết bị công nghệ phù hợp cho từng giai đoạn, hoàn thiện từng bước cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến và bảo đảm chất lượng nguyên liệu. 2.2. Định hướng xuất khẩu: Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu hay còn gọi là cao su sống (mủ) ở trong nước vẫn còn thấp, chỉ vào khoảng 20% sản lượng cao su sản xuất hàng năm. Vậy chúng ta còn phải xuất khẩu tới 80% sản lượng sản xuất hàng năm. Vào năm 1998, hoạt động xuất khẩu cao su đạt kim ngạch 134 triệu USD. Trong khi đó, nước ta cũng phải bỏ ra nhiều triệu USD để nhập khẩu các sản phẩm làm từ cao su như săm lốp xe ụtụ, xe máy, và các thiết bị khác... Trong thời gian tới, ta sẽ phải xây dựng được ngành chế biến cao su đủ mạnh để tận dụng nguồn nguyên liệu cao su trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ cao su trên thị trường nội địa và giảm tỷ trọng cao su sống trong cơ cấu xuất khẩu cao su. Theo dự báo đến năm 2010, nước ta sẽ xuất khẩu khoảng 250 nghìn tấn cao su, đạt kim ngạch xuất khẩu vào khoảng trên 500 triệu USD. Trong những năm qua, Trung Quốc chính là thị trường tiêu thụ chính cho cao su nguyên liệu của ta. Gần đây, Trung Quốc lại xây dựng thêm 5 cơ sở chế biến cao su tại các tỉnh giỏp biờn với nước ta, nhằm khai thác nguồn nguyên liệu cao su sống bán qua biên giới qua con đường tiểu ngạch. Việc Hiệp định Thương mại Việt-Trung đã được ký kết tạo điều kiện cho chóng ta có thể xuất khẩu cao su theo con đường chính ngạch, giảm được rủi ro trong quan hệ giao dịch mậu biên. Như vậy, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho mặt hàng cao su của ta. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, mục tiêu lâu dài của chúng ta là xuất khẩu cao su thành phẩm chứ không phải là cao su nguyên liệu. Bên cạnh đó, ta cũng cần nghiên cứu thị trường tiêu thụ cao su của các nước công nghiệp phát triển vỡ cỏc nước này thường có nhu cầu tiêu thụ cao su rất lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ và Nhật bản (là hai nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới). Do giá dầu lên cao, nên giá cao su tổng hợp (nhân tạo) cũng tăng mạnh và đõy chớnh là cơ hội cho cao su thiên nhiên chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời, ta cũng cần khôi phục lại các thị trường truyền thống của mặt hàng cao su, đó là Liên bang Nga và các nước thuộc Liờn Xụ (cũ) cũng như các nước XHCN ở Đông Âu. Các thị trường này đã quen thuộc và dễ chấp nhận sản phẩm cao su của ta, không quá khắt khe như các thị trường mới tiếp cận. Giá cao su quốc tế trong thời gian gần đây liên tục giảm, tuy có dấu hiệu hồi phục nhưng chắc chắn không thể tăng trong ngắn hạn. Hơn nữa, giá cao su xuất khẩu của ta lại thường thấp hơn giá quốc tế khoảng 15-20%. Như vậy, vấn đề thị trường và giá xuất khẩu sẽ là những vấn đề chính trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của ngành cao su. Chỉ có việc thực hiện thành công các biện pháp này mới đảm bảo được quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cũng như sự phát triển bền vững của ngành cao su Việt nam. III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT NAM: 1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mặt hàng cao su xuất khẩu: 1.1. Giải pháp khoa học công nghệ: Theo đánh giá của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khoa học công nghệ đã đóng góp tới 30-40% tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trong thời gian vừa qua và ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí quan trọng như là yếu tố động lực trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới, ngành cao su cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cây cao su: Tập trung đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm tạo một bước có tính “đột phỏ” về năng suất, chất lượng cho cây cao su, đồng thời tiến hành nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường. Để thực hiện mục tiêu này cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của Viện nghiên cứu cao su theo hướng bám sát các ứng dụng thực tế trong ngành bao gồm từ lĩnh vực giống, phân bón, chế độ khai thác, công nghệ chế biến sản phẩm (chuẩn hoá quy trình và tạo ra sản phẩm mới)... Có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: như nâng dần tỷ trọng của nguồn vốn quỹ dành cho khoa học kỹ thuật trong tổng doanh thu của ngành; đầu tư mở rộng mạng lưới thí nghiệm cỏc vựng duyên hải miền Trung hiện nay vẫn còn khá mỏng để làm cơ sở cho việc phát triển vững chắc cao su ở trong vùng. Tăng cường công tác khuyến nông, đưa nhanh và trực tiếp đến người sản xuất (hộ nông dân). Kiện toàn và sắp xếp hệ thống nghiên cứu khoa học để huy động và phát huy được sức mạnh trí tuệ của đội ngò cán bộ khoa học kỹ thuật. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học. . Các giải pháp về mặt kỹ thuật: Để sản xuất cao su đạt hiệu quả cao, chóng ta không chỉ cần đầu tư cho việc nghiên cứu mà vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết áp dụng những biện pháp hợp lý, đồng bộ và toàn diện trong suốt quá trình sản xuất từ khâu gieo trồng, chăm sóc tới thu hoạch, bảo quản và chế biến để có thể nâng cao năng suất trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Các biện pháp có thể áp dụng là: */ Về giống cây trồng: Tập trung nghiên cứu và quản lý chương trình giống của ngành. Trong 3-5 năm phải xác định được một cơ cấu bộ giống mới để đưa vào sản xuất. Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cây địa phương có phẩm chất tốt, lai tạo các giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với từng vùng sinh thái nông nghiệp, có khả năng tạo ra được các loại cây tốt, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiờu dùng. Hợp tác trao đổi với các nước khỏc trờn thế giới nhằm học hỏi các kỹ thuật tiên tiến cũng như nhập khẩu các giống có hiệu quả kinh tế cao đưa vào trồng thử nghiệm và nhân rộng nếu có hiệu quả. Cải tạo các vườn cao su đã già cần thanh lọc giống, cõy kém chất lượng, đồng thời tuyển chọn giống cao su cho cỏc vựng mới. Nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản và tăng cường tính đồng đều để phát huy ưu thế của giống mới. */ Về chăm sóc và thu hoạch: Nghiên cứu và ban hành khuyến cáo cho từng vùng trong việc sử dụng phân xanh, phân hữu cơ, với chế độ bón phân theo hướng tận dụng những thành tựu về công nghệ sinh học và bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng. Mục tiêu bón phân không chỉ làm ổn định sản lượng, không ảnh hưởng đến sinh thái mà còn gia tăng sản lượng gỗ. Nghiên cứu xác định chế độ khai thác với từng bộ giống để tối ưu hoá chu kỳ khai thác. Nghiên cứu xác định quy trình chuẩn đoán sinh lý để có cơ sở điều chỉnh chế độ cạo và kích thích; nghiên cứu sâu bệnh ảnh hưởng đến sản lượng. */ Về chế biến: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chế biến cho từng loại sản phẩm, tận dụng mọi nguồn vốn sẵn có trong nước như từ ngân sách nhà nước, của các ngành hữu quan hay nguồn vốn nhàn rỗi trong dân... Đối với các nhà máy chế biến, cần áp dụng khoa học công nghệ thích hợp, tiên tiến nhằm nâng cấp và hiện đại hoỏ cỏc nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu, xây mới một số nhà máy tại vùng nguyên liệu, đồng thời trong mỗi nhà máy cần cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị để nõng công suất các nhà máy chế biến . Nghiên cứu hoàn thiện quy trình đỏnh đụng tại lô, tồn trữ nguyên liệu mủ đông và chế biến mủ SVR 10, 20 từ nguyên liệu mủ đông. Đa dạng hoá sản phẩm chế biến, tăng sản phẩm chế biến loại SVR 10 và SVR 20 để tiện tiêu thu vì thị trường thế giới hiện nay phần lớn tập trung tiêu thụ 2 loại sản phẩm này, hạn chế chế biến các sản phẩm cao cấp như SVR 3L và 5L vì khó tiêu thụ. áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu, để vừa thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề công nghệ (đặc biệt công nghệ sạch) vừa nâng cao uy tín cho hàng hoá Việt nam trên thị trường thế giới. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi và đơn giản hoỏ cỏc thủ tục hành chính. Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với các hiệp hội, nước sản xuất và xuất khẩu cao su trong khu vực và trên thế giới. */ Về bảo quản: Cần phải tổ chức lại công tác bảo quản hàng hoá như sửa chữa, nâng cấp và xây dựng một hệ thống kho tàng an toàn và đảm bảo yêu cầu vệ sinh nhằm phục vụ công tác bảo quản và cất trữ cao su, khi giá cả trên thị trường thế giới biến động theo hướng xấu hoặc khi sản xuất trong nước được mùa nhưng lại gặp giá bán bất lợi. Đồng thời, cần hoàn thiện và hiện đại hoá quy trình bảo quản nhằm nâng cao điều kiện cất trữ và bảo quản hiện vẫn còn rất thiếu và lạc hậu ở nước ta, tránh tình trạng các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá bất kể giá cao hay thấp, do thiếu hệ thống kho tàng cất trữ, bảo quản. */ Trong vận chuyển: Tổ chức lại hệ thống vận tải cho phù hợp để đảm bảo an toàn, tránh gây nên hư háng làm giảm số lượng cũng như chất lượng thành phẩm hoặc sản phẩm xuất khẩu, tránh tình trạng phải tái chế lại hàng ở các cảng hoặc cửa khẩu sau khi chuyên chở. Tập huấn về kiến thức thương phẩm học cho lái xe và đội ngò cán bộ giao nhận. Trang bị một cách đồng bộ từ khâu chuyên chở hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, từ nơi chế biến đến các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm hoặc đến kho cảng để xuất khẩu. 1.3. Giải pháp về chính sách sử dụng đất: Mét trong những khó khăn của chương trình phát triển cao su nước ta là vấn đề cấp quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, các chủ trang trại để làm cơ sở vay vốn phát triển cao su tiểu điền còn chậm, gây ảnh hưởng tới tiến độ phát triển cao su. Bên cạnh đó, thủ tục giao đất giữa các địa phương với các doanh nghiệp nhà nước còn chưa nhất quán dẫn đến hiện tượng các hộ nông dân bao chiếm đất trống trọc xảy ra tương đối phổ biến ở một số vùng, chủ yếu là Tõy nguyờn gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, các tổ chức mở rộng diện tích cao su. Giải pháp của vấn đề này là: Các địa phương đẩy nhanh tốc độ cấp sổ đỏ cho hộ nông dân . Có chính sách tạo điều kiện cho các chủ trang trại có quyền sử dụng đất theo Luật đất đai để hộ nông dân và chủ trang trại có cơ sở pháp lý để vay vốn trồng cao su. Có chính sách khuyến khích về lãi suất ngân hàng, thuế đất, thuế vốn.. đối với các doanh nghiệp và các chủ đầu tư phát triển cao su vì đất mở rộng diện tích cao su hiện nay chủ yếu ở vựng sõu, vựng xa, cơ sở hạ tầng khó khăn. 1.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất: Để đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn, nhà nước cũng cần tiến hành hoàn thiện hơn nữa các mô hình tổ chức quản lý sản xuất cao su. Đối với Tổng công ty cao su, điểm chưa thật hợp lý còn tồn tại chính là mối quan hệ giữa tổng công ty và các đơn vị thành viên. Tổng công ty chưa thực hiện được vai trò quản lý toàn bộ nguồn vốn được nhà nước giao. Trách nhiệm quản lý của Tổng công ty hiện tại nặng về quản lý đầu tư và hành chính nhưng nhẹ về quản lý kinh doanh, các Công ty là các chủ thể độc lập được quyền quyết định kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để giải quyết được vấn đề, cần tăng cường thêm một số chức năng về tổ chức kinh doanh ở Tổng công ty, đồng thời đẩy nhanh cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp thành viên, lúc đó Tổng công ty là người thay mặt nhà nước quản lý số vốn ở các doanh nghiệp này, có trách nhiệm quản lý phần vốn góp , sử dụng hiệu quả cổ tức thu được để không làm giảm vốn , việc đầu tư không chỉ dừng lại ở đầu tư cho các doanh nghiệp thành viên mà sẽ mở rộng đầu tư vào những ngành có liên quan hoặc cho hiệu quả cao. Trong tương lai, các tiểu điền và trang trại trong xu thế chung sẽ hình thành các hợp tác xã hoặc các hiệp hội để tự bảo vệ quyền lợi của mình trước doanh nghiệp, nhưng trước mắt các doanh nghiệp địa phương và đơn vị cơ sở sẽ là động lực thúc đẩy phát triển chính và khi có chủ trương, cơ chế cho phép, các doanh nghiệp có thể bỏ vốn để cao su tiểu điền phát triển. Từ những nhận định trên, việc giữ nguyên hình thức phát triển đại điền như hiện tại, trước mắt sẽ có hiệu quả hơn; đối với các công ty mới thành lập, tuỳ theo quy hoạch về đất đai của địa phương sẽ có một cơ cấu quy mô hợp lý cho từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ không phát triển với quy mô quá lớn nhưng phải vừa đủ lớn để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến ở quy mô có hiệu quả. Quy mô này tối thiểu là 3 nghìn ha ở những công ty nhỏ và không vượt quá 10 nghỡn ha ở khu vực Tõy nguyờn. Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải hoàn thiện việc khoán vườn cây cao su: có những phương án khoỏn trờn từng loại vườn cây cụ thể như: khoán vườn cây trồng lại trên đất thanh lý, khoán vườn cây kiến thiết cơ bản hiện có, khoán vườn cây khai thác. 1.5. Giải pháp về đầu tư: Để đạt được mục tiêu sản xuất, xuất khẩu đã đề ra, Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý vào tất cả cỏc khõu trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản. Vốn để thực hiện chiến lược đầu tư có thể được huy động từ nhiều nguồn như: Tạo vốn và thu hót đầu tư trong nước, trong đó huy động vốn tự có của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, chế biến ..Cụ thể là tiến hành thu hót cổ phần cho các dự án công nghiệp có hiệu quả bằng cách thông qua công ty tài chính cao su phát hành trái phiếu công trình. Vay vốn tín dụng nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông thôn và ngân hàng thương mại. Huy động vốn nước ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh. Theo thoả thuận giữa TCty cao su và quỹ ADF về dự án phát triển cao su ở các công ty cao su, phía ADF sẽ tài trợ cho dù án với tổng mức vốn khoảng 38 triệu USD với lãi suất thấp cho trồng mới 26000 ha và chăm sóc các vườn cây hiện có. Tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để có thể tiếp nhận nguồn vốn này trong năm 2001. Tuy vậy, trước hết cần xây dựng được định hướng đúng đắn và phù hợp xuất phát từ thực trạng của nền nông nghiệp nước ta, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí. Trong thời gian tới, đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nên chú trọng vào cỏc khõu sau: */ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (như thuỷ lợi, điện lực, đường giao thông nông thôn, hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp..) nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông thôn và thu hót vốn đầu tư nước ngoài. */ Đầu tư xây dựng hệ thống các nhà máy, cơ sở chế biến cao su với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ nhằm tạo ra sự đa dạng về chủng loại cũng như cải thiện chất lượng cao su xuất khẩu. Từ đó tăng hàm lượng sản phẩm đã qua chế biến trong cơ cấu xuất khẩu cao su và nâng cao được hiờụ quả kinh doanh. */ Đầu tư xây dựng dịch vụ thị trường từ khâu thu mua, vận chuyển bảo quản cao su nguyên liệu đến khâu nghiên cứu, tiếp cận và thâm nhập các thị trường xuất khẩu tiềm năng. */ Đầu tư đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp nhằm cải thiện được năng suất và chất lượng, tạo ưu thế cho hàng cao su xuất khẩu của Việt nam khi thâm nhập thị trường thế giới. */ Đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực, nhằm xây dựng được đội ngò cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh có trình độ để đưa nền nông nghiệp của ta bắt kịp nhịp phát triển của các nền nông nghiệp trên thế giới. 2. Nhóm biện pháp hỗ trợ về chính sách của Nhà nước 2.1. Nhóm biện pháp hỗ trợ về tài chính - tớn dụng 2.1.1. Chính sách trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp hàng xuất khẩu là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước dành cho doanh nghiệp xuất khẩu khi họ xuất khẩu được hàng ra nước ngoài. Chính sách này nhằm giúp cho các đơn vị xuất khẩu tăng doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh, và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Chính sách trợ cấp hiện nay tồn tại duới hai hình thức chủ yếu là: -Trợ cấp trực tiếp: như áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn lại thuế, cung cấp miễn phí các dịch vụ như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trực tiếp thưởng một khoản tiền nào đó cho các doanh nghiệp nếu thực hiện được một thương vụ tốt có kim ngạch cao hoặc xuất sang một thị trường mới. Trợ cấp trực tiếp: như áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn lại thuế, cung cấp miễn phí các dịch vụ như điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trực tiếp thưởng một khoản tiền nào đó cho các doanh nghiệp nếu thực hiện được một thương vụ tốt có kim ngạch cao hoặc xuất sang một thị trường mới. - Trợ cấp gián tiếp: Là hoạt động mà Nhà nước dùng ngân sách của mình để hỗ trợ gián tiếp cho các nhà sản xuất, xuất khẩu như các hoạt động giới thiệu sản phẩm thông qua triển lãm, quảng cáo, hội chợ, hay đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ thuật và quản lý miễn phí. Cũng có thể Nhà nước đứng ra ký kết các hiệp định thương mại với các nước để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm mục đích đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Trợ cấp xuất khẩu đối với mặt hàng nào, mức độ ra sao là tuỳ thuộc vào chính sách của từng Nhà nước. Các mặt hàng nông sản trong đó có cao su thường là đối tượng hay được các nước trợ cấp. Ở Việt Nam biện pháp này đã được áp dụng, như việc Nhà nước cho các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng mức thuế xuất khẩu ưu đãi bằng 0%, hay nhập khẩu thiết bị toàn bộ thì được miễn thuế. Mặt khác, việc ký kết các hiệp định giữa Nhà nước với nước ngoài cũng đó giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm được thị trường. Ví dụ: năm 2000 nhà nước ta đã ký Hiệp định thương mại Việt-Trung, mở ra một thị trường lớn và ổn định là Trung quốc cho cao su xuất khẩu của Việt nam, tránh được tình trạng của cao su Việt nam trước kia phải xuất sang Trung quốc theo con đường tiểu ngạch nên thường bị Ðp giá và sản lượng xuất khẩu không ổn định. Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su, Nhà nước nên nghiên cứu áp dụng linh hoạt và đa dạng các hình thức trợ cấp như sau: Khuyến khích, thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài hoặc các doanh nghiệp tìm được thị trường xuất khẩu mới, hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu được với số lượng lớn... để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tăng cường hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tổ chức các triển lãm, hội chợ quốc tế nhằm giỳp cỏc doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài. Tổ chức hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia các triển lãm, hội chợ ở nước ngoài, giúp họ có cơ hội tìm hiểu thị trường mới và tìm kiếm đối tác mới. Tích cực đàm phán, kí kết các hiệp định thương mại với nước ngoài nhằm mở ra các thị trường mới lớn và ổn định hơn cho doanh nghiệp trong nước. 2.1.2. Chính sách trợ giá xuất khẩu Trong một vài năm gần đây, chính sách trợ giỏ đó được áp dụng cho sản xuất lương thực ở nước ta, ví dụ như khi giá lương thực giảm xuống dưới mức giá sàn quy định thì Nhà nước có biện pháp bù giá hay mua tạm trữ để bình ổn giá, điều này đó giỳp cho sản xuất lương thực của Việt Nam không ngừng phát triển. Hiện nay chóng ta đang soạn thảo quy chế thành lập quỹ bình ổn giá, và sẽ thực hiện chính sách bù giá xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản chính, bao gồm cả cao su. Nhà nước nên áp dụng biện pháp này, đặc biệt là khi thị trường nước ngoài có biến động bất lợi về giá cả. Khi đó, người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có thể tránh được rủi ro, thiệt hại khi thị trường biến động. Nhưng cũng cần lưu ý rằng đây là biện pháp mà các tổ chức thương mại quốc tế và WTO cho là biện pháp tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy khi áp dụng biện pháp này cần phải rất thận trọng và khéo léo làm sao có thể dung hoà được lợi Ých của quốc gia với các quy định và tập quán mậu dịch quốc tế. 2.1.3. Chính sách áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt “Tỷ giá hối đoái là giá cả một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loại tiền tệ khỏc”. Sự thay đổi tỷ giá nhìn chung có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như nhập khẩu, đầu tư và du lịch. Khi đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ sẽ làm cho hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, có điều kiện để cạnh tranh, xâm nhập vào thị trường nước ngoài dẫn đến xuất khẩu tăng. Nhưng hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, vì người nhập khẩu phải dùng số tiền nội tệ nhiều hơn để quy đổi ra ngoại tệ dùng cho việc nhập khẩu. Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ thì sẽ làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn, có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng nội. Điều này sẽ dẫn đến nhập khẩu tăng nhưng xuất khẩu giảm. Liên quan đến việc điều chỉnh tỷ giá hàng hối đoái, ở nước ta đến ngày 1/1/1989, ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ tỷ giá hối đoái nội bộ vốn vẫn được áp dụng từ trước năm 1989 và đưa ra hệ thống một tỷ giá sát với giá thị trường. Đõy chớnh là một biện pháp phá giá mạnh đồng tiền của mình nhằm kích thích sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Việc Chính phủ thực hiện cải cách trong cơ chế điều hành tỷ giá, điều chỉnh linh hoạt hơn tỷ giá giữa “USD-đồng tiền Việt nam”, phần nào đó khộp dần khoảng cách giữa tỷ giá qui định của Ngân hàng trung ương với thị trường tự do; song cần linh hoạt hơn nữa (không nên định giá quá cao đồng nội tệ), tuy nhiên không nên áp dụng biện pháp đột ngột (tạo nên cỏc cỳ xốc), mà cần sát với thị trường, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng kinh tế. 2.1.4. Biện pháp tín dụng và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trong những năm qua, chóng ta cũng đã quan tâm đến nhóm biện pháp này để kích thích sản xuất và xuất khẩu phát triển bằng việc Nhà nước đứng ra ký các hiệp định vay nợ cho phát triển sản xuất hoặc lãi suất cho vay liên tục được hạ thấp. Nguồn vốn vay phục vụ sản xuất và xuất khẩu cao su cũng phải chịu lãi suất tương tự, trừ các trường hợp đặc biệt như vay vốn để thực hiện các dự án/ chương trình xoỏ đúi giảm nghèo hay chương trình 135 chẳng hạn. Thường thời hạn vay vốn là ngắn hạn nên rất khó cho người sản xuất cao su đầu tư phát triển lâu dài, đặc biệt là khi cây cao su đòi hỏi một thời gian sinh trưởng tới hơn 30 năm. Do vậy, chính sách tín dụng thời gian tới cần cải tiến để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cao su theo hướng sau: Áp dụng chính sách cho vay tín dụng trung và dài hạn để người sản xuất có thể đầu tư cho sản xuất cao su phù hợp với thời kỳ sinh trưởng trên 30 năm của nó và đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài. Quy mô của các khoản vay tín dụng cần phải lớn hơn và tập trung hơn, tránh tình trạng vốn vay bị chia cắt phân đều hoặc phân nhỏ giọt cho các ngành hay các địa phương. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng nơi cần vốn thì thiếu, còn nơi chưa cần hoặc cần Ýt thì lại thừa hay sử dụng vốn không hiệu quả. Ngoài nguồn vốn tín dụng trong nước, cũng cần tận dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài (các chương trình viện trợ phát triển hay từ các TC tín dụng quốc tế) để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trong những năm qua, nước ta nhận được những khoản vốn tín dụng khá lớn từ ADB, WB, IMF, từ các Chương trình viện trợ phát triển song phương,... đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và cho phát triển sản xuất, nhất là đối với các mặt hàng nông sản tiềm năng như cao su. Bên cạnh việc áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, Chính phủ cũng cần chú ý đến thực hiện biện pháp bảo đảm và bảo hiểm tín dụng. Vì trong cơ chế thị trường, các ngân hàng đều rất thận trọng trong việc cấp vốn vay và chỉ cho vay nếu có bảo đảm hay thế chấp. Do vậy, Nhà nước cần dùng uy tín hay nguồn vốn của mình (ngân sách) đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị vay vốn trong và ngoài nước nếu có rủi ro xảy ra. Biện pháp này đã, đang và sẽ góp phần kích thích sản xuất và xuất khẩu cao su phát triển. 2.2. Chính sách thuế Thuế có vai trò vô cùng quan trọng trong điều tiết, hướng dẫn và quản lí nền kinh tế chính vì vậy sự điều chỉnh về thuế sẽ có tác dụng làm cho ngành sản xuất này tăng, ngành sản xuất khác giảm. Hiện nay, một đơn vị sản xuất, kinh doanh xuất khẩu thường phải chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các loại thuế như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... Ngoài ra, người sản xuất còn phải chịu hàng loạt các loại phí như: điện, thuỷ lợi, an ninh... Nhiều khi các loại phí này lại còn cao hơn cả thuế, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp thu mua xuất khẩu. Do vậy, Nhà nước nên: Có chính sách thu thuế và phí rõ ràng, thống nhất, không trùng lặp hay chồng chéo. Giảm thuế cho những doanh nghiệp xuất khẩu tìm được thị trường mới, hoặc có kim ngạch xuất khẩu cao, vì chi phí thuế sẽ được tính vào vào giá bán làm tăng giá xuất khẩu và giảm khả năng cạnh tranh của cao su nước ta, trong khi đó, chính sách của nhà nước ta là đặc biệt ưu tiên đầu tư nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu và tạo điều kiện xâm nhập vào thị trường mới ở nước ngoài. Bỏ chế độ thu một số loại thuế đánh vào hàng cao su xuất khẩu, hành động này trước mắt có thể không có lợi cho việc thu ngân sách nhưng về lâu dài sẽ mang lại lợi Ých lớn hơn nhiều cả về mặt hiệu quả kinh tế và phát triển xã hội vì việc phát triển sản xuất xuất khẩu cũng đã góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá nông thôn ở Việt Nam. Miễn thuế nhập khẩu các loại tư liệu sản xuất quan trọng để nhập khẩu được những loại giống tốt, những công nghệ chế biến tiên tiến, tạo sức chuyển biến mới cho mặt hàng cao su xuất khẩu. Đánh thuế nhập khẩu cao vào những sản phẩm cao su từ nước khác như săm, lốp các loại xe, đệm mót,... hiện đang xuất hiện rất nhiều trên thị trường Việt Nam nhằm bảo vệ cho sản phẩm nội địa, đồng thời phải có biện pháp quản lý thị trường và chống buôn lậu có hiệu quả, không để những mặt hàng nhập lậu trèn thuế này đánh bại sản phẩm nội địa trờn chớnh thị trường của chúng ta. 2.3. Đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương là cần thiết và cấp bách vì cần thống nhất quan điểm cho phù hợp với hệ thống kinh tế mở, với xu thế "tự do hoá hoạt động thương mại" đang diễn ra với mức độ khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. Trong khuôn khổ pháp luật nước ta, Nhà nước có khả năng tiến hành các biện pháp và chính sách xúc tiến sản xuất và xuất khẩu, xoá bỏ các rào cản, nhất là về tổ chức, cơ chế, thể chế và các thủ tục đang tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế biến, đồng thời cần hoàn thiện lại chính sách và cơ chế quản lý thương mại, phù hợp với yêu cầu của AFTA/ ASEAN, của APEC và của WTO... để khuyến khích và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong cơ chế xuất khẩu hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh đang phải chịu những một số bất lợi so với các doanh nghiệp xuất khẩu quốc doanh. Các hợp đồng xuất khẩu lớn và thuận lợi hoặc hợp đồng trả nợ bằng sản phẩm đều do các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện. Trong thời gian tới, Nhà nước nên tổ chức đấu thầu đối với các hợp đồng xuất khẩu để vừa có thể tăng nguồn thu cho Nhà nước vừa đảm bảo tính công bằng trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, theo luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp trong nước được phép kinh doanh với nước ngoài không bị ràng buộc như trước nữa nên cũng không cần phải duy trì chế độ quản lý xuất khẩu theo đầu mối. Tuy vậy, việc dành nhiều tự do hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng dễ dẫn đến tình trạng có quá nhiều các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong một lĩnh vực tạo hiện tượng lộn xộn và khó kiểm soát cho các cơ quan chức năng. Điều này cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết, làm giảm hiệu quả xuất khẩu không cao. 3. Nhóm biện pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu 3.1. Về tổ chức, thể chế và hợp tác */ Thành lập và kiện toàn các cơ quan chức năng trong việc xúc tiến thương mại nhằm giỳp cỏc doanh nghiệp nâng cao năng lực “marketing”, tiếp cận và tìm hiểu các thị trường tiềm năng và nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thị trường thế giới. Bộ Thương mại và Bộ nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần chỉ đạo các ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý và điều hành xuất khẩu. Đồng thời, các cơ quan này cũng đóng vai trò tham mưu cho cơ quan Bộ hữu quan và Chính phủ đưa ra các biện pháp và chính sách phù hợp trong từng tình huống nhất định để có thể bảo vệ được quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu. */ Hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội ngành cao su trong nước, giúp tổ chức này trở thành chất xúc tác gắn kết các cá nhân, đơn vị cùng tham gia sản xuất cao su. Chỉ có làm được như vậy mới tạo ra được sự đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của ngành hàng và tạo đà cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, tránh việc hàng xuất khẩu của ta bị Ðp giá như hiện nay. */ Phát huy vai trò của Hiệp hội ngành cao su trong việc hướng dẫn, phối hợp và tổ chức một cách có hiệu quả cho các hội viên của mình tham gia tích cực vào các chương trỡnh/hoạt động phát triển xuất khẩu cao su; hợp tác với các cơ quan hữu quan tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường, giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu và nắm bắt các cơ hội mở rộng thị trường; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của các doanh nghiệp thành viên, cung cấp các dịch vụ tư vấn và trợ giúp kỹ thuật... */ Khi xúc tiến hoạt động thương mại vào thị trường nước ngoài cần triệt để sử dụng lợi Ých của mạng Internet bằng cách gửi e-mail, khai thác dữ liệu, tìm kiếm bạn hàng, quảng cáo và bán hàng trên mạng. Việc tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tìm hiểu thị trường cần thu xếp chu đáo vì chi phí khá tốn kém. Tốt nhất là nên kết hợp đi thăm các hội chợ triển lãm ngành hàng. Hàng trong nước và hàng nhập khẩu có thể trình bày thông qua các công ty và đại lý ở ở trên các thị trường tiềm năng, không nhất thiết phải sang tận nơi. Có thể tổ chức các đoàn tham quan hội chợ triển lãm, đồng thời mang catalogue, hàng mẫu sang tiếp thị vì thường các công ty trưng bày chính là các công ty nhập khẩu. */ Ngoài ra, cũng cần mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế từ cấp Chính phủ, Hiệp hội hay chớnh cỏc doanh nghiệp xuất khẩu. Thông qua các Hiệp định thương mại cấp Chính phủ, cao su xuất khẩu sẽ có điều kiện tiếp cận và thâm nhập thị trường tốt hơn, nhất là đối với các thị trường cao cấp giàu tiềm năng. Hiệp hội cao su cũng có thể mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, qua đó có thể thiết lập các mối quan hệ làm ăn, hợp tác hay trao đổi thông tin với các tổ chức, hiệp hội cao su quốc tế hoặc của các quốc gia khác khác trên thế giới. Bằng cách này các Hiệp hội sẽ có thể giỳp cỏp doanh nghiệp thành viên tiếp cận được với các thị trường bên ngoài và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Bản thõn cỏc doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm và thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài với các đối tác nước ngoài, đồng thời tìm kiếmkhả năng mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bằng cách khai thác các mối quan hệ hợp tác này. 3.2. Về thị trường: */ Biện pháp mở rộng thị trường cao su nội địa: Cần nắm rõ thông tin về nhu cầu sử dụng cao su nguyên liệu cả về số lượng, chất lượng, phương thức mua hàng... của các doanh nghiệp sử dụng cao su nguyên liệu trong cả nước, có kế hoạch phân chia thị phần cho các công ty trong nội bộ ngành, tránh trường hợp tranh bán giữa các công ty. Nghiên cứu và tìm hiểu các dự án công nghiệp cao su có triển vọng để tham gia góp vốn bằng sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất. Tài trợ hoặc trực tiếp nghiên cứu những đề tài ứng dụng sử dụng cao su thiên nhiên để gián tiếp kích thích nhu cầu sử dụng cao su nguyên liệu. */ Tổ chức lại đầu mối xuất khẩu trong nội bộ ngành: Để phát huy tính nhất quán trong giao dịch, sức mạnh tổng hợp của ngành cao su, cần tổ chức lại khâu xuất, nhập khẩu trong ngành cao su. Công tác xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị, nói chung tất cả các loại phục vụ cho sản xuất và kinh doanh đều phải tập trung vào một đầu mối. */ Đa dạng hoá sản phẩm, chuyển đổi chủng loại: Là vấn đề cốt yếu cho sự vững bền của ngành cao su. Ngành vá xe sẽ tiếp tục sử dụng một phần rất lớn khoảng 70% sản lượng cao su thiên nhiên được sản xuất ra vì tính chất kỹ thuật sẵn có của cao su thiên nhiên so với cao su tổng hợp. Nhu cầu của ngành vá xe là loại TSR10,20 & RSS3. Khuynh hướng tương lai là tỷ trọng RSS3 sẽ giảm xuống và được thay bằng TSR 20 & 10. */ Cải thiện phương thức mua bán: Sản lượng cao su thiên nhiên sẽ gia tăng với tốc độ 15%/ năm do đó mở rộng thị trường xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu của ngành trong những năm tới. Bên cạnh việc bảo đảm chất lượng, sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, cần cải thiện các biện pháp mua bán. Các phương thức cần được xem xét là: Lập văn phòng, trạm giao dịch tại các nước mua hàng, trên quan điểm chủ đạo là thâm nhập vào các thị trường mới như Mỹ, Trung đông, nối lại quan hệ với thị trường cũ Nga, Đông âu, và củng cố các thị trường đó cú. Xúc tiến quảng bá và tiếp thị. Bảo đảm sự tin cậy của khách hàng bằng việc quản lý chất lượng: Các đơn vị cần làm chủ được khâu quản lý của mình và công cụ chứng minh với bên ngoài là chứng chỉ ISO 9000. Ngoài ra cần có kế hoạch thâm nhập thị trường kỳ hạn: hiện nay cao su thiên nhiên chỉ mới được giao dịch tại thị trường hàng hoá, người sản xuất chưa được bảo vệ trước sự thăng trầm và rủi ro của giá cả. Trong tương lai gần, ta phải tìm cách bảo vệ hoặc với ngân hàng hoặc tại thị trường kỳ hạn. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường: nhà nước cần tăng cường đầu tư hệ thống thông tin hiện đại để nắm bắt giá cả hàng ngày tại các thị trường xuất nhập khẩu trên thế giới. 3.3. Đẩy mạnh hoạt động “marketing” Quốc tế Khi xúc tiến các hoạt động xuất khẩu cao su, đặc biệt là vào thời điểm hiện nay, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cả hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đó là: các yếu tố hạn chế và các yếu tố kích thích trao đổi quốc tế. Nhóm yếu tố hạn chế bao gồm các vấn đề nh: thuế xuất nhập khẩu tại nước xuất và nước nhập, hạn ngạch và cấm vận, kiểm soát tỷ giá, hàng rào phi thuế quan, tính đa dạng của thị trường bờn ngoài... Nhóm nhân tố thúc đẩy trao đổi quốc tế bao gồm: các tổ chức quốc tế, nhất là các tổ chức có liên quan đến cao su trên thế giới như Hội đồng Cao su Quốc tế, Tổ chức Cao su Thiên nhiên Quốc tế (INRC, INRO)..., các thực thể kinh tế (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, EU, ASEAN...), các chính sách và qui định của từng quốc gia, xu hướng phát triển của nhu cầu thị trường, công nghệ mới, thông tin và vận tải... Để củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, việc nghiên cứu kỹ môi trường kinh tế của nước nhập khẩu là quan trọng. Môi trường này quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu thông qua việc phản ánh tiềm năng thị trường và hệ thống hạ tầng cơ sở thương mại của một quốc gia. Việc xác định và đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường có thể căn cứ vào ba yếu tố là dân số, cơ cấu kinh tế và mức sống của dân cư, Những đặc trưng này của môi trường kinh tế có thể được sử dụng là tiêu thức phân nhóm các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó môi trường luật pháp chính trị cũng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng tới cả nước nhập và xuất khẩu. Hiện nay các nước nhập khẩu cao su chủ yếu trên thế giới như Mỹ, Hàn quốc đang bắt đầu ổn định lại sau cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - chính trị, tuy nhiên dư âm của nó vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến thị trường xuất nhập khẩu cao su thế giới. Vậy để có được nguồn xuất khẩu cao su ổn định, các doanh nghiệp cần lưu ý: - Tìm hiểu môi trường luật pháp - chính trị tại nước XK: Môi trường này có ảnh hưởng thông qua việc tạo cơ hội xuất khẩu, áp dụng các chính sách và biện pháp bảo vệ xuất khẩu, hình thành các khu chế xuất. Từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn của nước mình/ doanh nghiệp mình. - Môi trường luật pháp - chính trị tại nước nhập khẩu: Môi trường này có ảnh hưởng rất khác nhau đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước nhập khõủ khác nhau. Khi nghiên cứu môi trường này cần chú ý tới các yếu tố sau: + Thái độ đối với các nhà đầu tư, xuất khẩu nước ngoài + Sù ổn định về hệ thống chính trị. + Quy định về tỷ giá chuyển đổi + Thủ tục và quy định hành chính. - Môi trường luật pháp quốc tế: Cần nghiên cứu và nắm vững các nguyên tắc pháp lý chi phối các hoạt động thương mại quốc tế. Hầu hết các nguồn luật quốc tế đều xuất phát từ các công ước, hiệp định hay tập quán, thông lệ buôn bán quốc tế. Việc lùa chọn thị trường xuất khẩu là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng trong quá trình quyết định chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Đây là khâu then chốt liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp cũng như cho phép tiết kiệm thời gian, kinh phí để thâm nhập và phát triển thị trường bên ngoài. Mục đích của việc lùa chọn thị trường xuất khẩu là xác định các thị trường có triển vọng và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp cũng như xác định được các đặc điểm của từng thị trường để có thể đề ra được chiến lược tiếp cận một cách có hiệu quả nhất. Các chiến lược marketing đóng góp một phần không nhỏ vào việc thu hót sự chú ý còng nh đầu tư của các nước nhập khẩu nh các chính sách về sản phẩm, về giá, chính sách phân phối hoặc các chính sách xúc tiến bán hàng... Cao su là loại sản phẩm mang tính đặc thù, vì vậy tính đa dạng và tiện lợi của sản phẩm là cần thiết. Bên cạnh đó giá cả cũng quyết định một phần lớn vào việc thâm nhập thị trường quốc tế, phát triển thị phần và doanh số bán, hay tối đa hoá lợi nhuận. Chiến lược giá cũng có thể được sử dụng nhằm kích thích tiêu dùng đối với cỏc nhúm đối tượng tiêu dùng khác nhau trên thị trường. Có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc tham gia và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế, ra nhập các Hiệp hội ngành hàng ở cấp quốc tế, tận dụng quan hệ hợp tác thương mại của Nhà nước... Ngoài ra, trong thời đại phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm của mình một cách có hiệu quả thông qua việc sử dụng các công nghệ mạng điện tử như: Internet, E-commerce, E-mail, xây dựng trang web riêng của doanh nghiệp... KẾT LUẬN Cho đến nay chóng ta có quyền tự hào về những thành tựu đáng phấn khởi của ngành cao su Việt nam: tiềm lực cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có của ngành gấp khoảng 15 lần so với năm 1975; nhiều vùng đất hoang hoá trước đây trở thành vùng kinh tế mới; đã góp phần giải quyết tốt công tác định canh định cư của đồng bào cỏc dõn tộc Ýt người trên địa bàn và điều động, phân bổ dân cư trong phạm vi cả nước; đã sử dụng trên 15 vạn lao động, đảm bảo đời sống cho 30 vạn khẩu trong nông nghiệp; đã góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ đất; đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân cao su không ngừng được cải thiện, đó xoỏ bỏ cảnh “cao su đi dễ khó về” đối với người công nhân trong các đồn điền cao su của chế độ cò. Trong những năm qua, cây cao su đã khẳng định được vị trí của mình trong tập đoàn cây công nghiệp dài ngày và ngành sản xuất cao su thiên nhiên đã trở thành ngành sản xuất có hiệu quả toàn diện. Cây cao su và công nghiệp chế biến các sản phẩm của cây cao su đã trở thành một trong những ngành kinh tế mòi nhọn của đất nước. Cùng với một số mặt hàng khác cao su Việt nam đã và đang trở thành mặt hàng chủ lực có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế. Từ khi Tổng quan phát triển ngành cao su Việt nam đến năm 2010 được phê duyệt tháng 2/1995, sản xuất cao su trong nước không ngừng lớn mạnh: diện tích cao su tăng 7,9%/năm, sản lượng mủ tăng 15,8%/năm, và năng suất tăng 8,4%/năm. Bên cạnh đó, công nghiệp sơ chế mủ cao su cũng đã được đầu tư cải tiến công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, đưa công suất chế biến tăng nhanh từ 180 nghìn tấn năm 1994 lên 294 nghìn tấn năm 2000 để đảm bảo chế biến hết lượng mủ sản xuất ra. Đặc biệt, chủng loại sản phẩm có nhiều chuyển biến, trong đó tỷ lệ loại mủ SVR 10,20 tăng từ 9% lên 13-15% để phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới. Trên thế giới, mặt hàng cao su của Việt nam cũng bước đầu tạo được vị thế vững chắc. Hàng năm giá trị xuất khẩu đạt 120-180 triệu USD, có năm lên tới 190 triệu USD. Sản phẩm cao su đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường, từ những thị trường truyền thống nh Nga và các nước Đông Âu, tới những thị trường trong khu vực nh Trung Quốc, Malaixia, hay những thị trường có tiềm năng lớn nh Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc ỏ. Trờn cỏc thị trường này, sản phẩm cao su Việt nam được ưa chuộng bởi giá thành khá rẻ. Song cũng còn những vấn đề như: chủng loại sản phẩm chưa phù hợp, phải đối mặt với hàng rào thuế quan, phi thuế quan và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cao su thế giới đang làm xuất khẩu cao su của Việt nam gặp không Ýt khó khăn, đặc biệt trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường. Tuy còn muôn vàn khó khăn trước mắt trong việc ổn định, phát triển và tìm được hướng đi đúng, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và nhà nước, được hỗ trợ và khích lệ nhiều mặt từ các chính sách tài chính, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại ... Chóng ta tin tưởng chắc chắn rằng mục tiêu sản xuất và xuất khẩu cao su tới năm 2010 đề ra trong Tổng quan phát triển sẽ được hoàn thành xuất sắc. Trong tương lai, ngành cao su vẫn sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và trở thành ngành mòi nhọn của nền nông công nghiệp Việt nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 - 2020
Theo bảng số liệu, dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của thế giới trong giai đoạn 2000 - 2020 là
Các sứ mệnh của sản xuất thể hiện ở:
Các ưu tiên cạnh tranh (Tầm quan trọng giảm theo thứ tự)
Chất lượng ổn định Giao sản phẩm tin cậy Sản phẩm tin cậy Giao sản phẩm nhanh Cạnh tranh về giá cả Giới thiệu sản phẩm mới nhanh Sản phẩm hiệu quả cao Đáp ứng thị hiếu khách hàng Hỗ trợ sản phẩm hiệu quả ... Linh hoạt về thiết kế Sản phẩm đa dạng Thay đổi phối hợp nhanh chóng Phân phối rộng
Chất lượng ổn định Giao sản phẩm tin cậy Sản phẩm tin cậy Cạnh tranh về giá Giao sản phẩm nhanh Giới thiệu sản phẩm mới nhanh Sản phẩm hiệu quả cao Hỗ trợ sản phẩm hiệu quả Thay đổi phối hợp nhanh ... Linh hoạt về thiết kế Phân phối rộng Dịch vụ sau bán hàng Thay đổi sản lượng
Cạnh tranh về giá cả Sản phẩm tin cậy Chất lượng ổn định Giao sản phẩm nhanh Hiệu quả cao Giao sản phẩm tin cậy Đáp ứng thị hiếu khách hàng Sản phẩm đa dạng Dịch vụ sau bán hàng ... Sản phẩm bền Thay đổi phối hợp nhanh Hỗ trợ sản phẩm hiệu quả Phân phối rộng
Những ưu điểm so với các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất (ưu điểm giảm dần theo thứ tự)
Điều gì xảy ra nếu chúng ta làm sai?
Vai trò mới của quản lý sản xuất là tạo ra một thế mạnh cạnh tranh bền vững. Vấn đề là nó được tạo ra bằng cách nào? Điểm lại vai trò truyền thống của sản xuất sẽ là cách tốt nhất để có thể mô tả điều cần thay đổi và nguyên nhân của những thay đổi về môi trường. Không chỉ đơn thuần là quản lý sản xuất cần thích nghi với những thay đổi về môi trường. Những định nghĩa mà dựa vào đó môn học được hình thành cũng cần được xem xét lại, hơn nữa còn cần chú trọng nghiên cứu kỹ hơn về mục tiêu chiến lược của toàn doanh nghiệp. Như vậy, rõ ràng xác định được thứ tự ưu tiên và đo lường chính xác việc vận dụng những khái niệm về năng suất là bước khởi đầu trong việc quản lý sản xuất trong tương lai.
Nhân tố then chốt của quản lý sản xuất là năng suất. Sản xuất là một bước trong mục tiêu của công ty là tạo ra giá trị cho khách hàng - đó cũng là giá trị được hình thành do chức năng triển khai và được đưa ra thị trường nhờ chức năng Marketing. Sản xuất biến vật tư nguyên liệu, chi tiết và các dịch vụ thành các sản phẩm cuối cùng. Quản lý sản xuất nhằm tối ưu hóa quá trình biến đổi đó hoặc nói cách khác, làm tăng năng suất.
Định nghĩa truyền thống về năng suất
Năng suất theo truyền thống được định nghĩa là mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong quá trình biến đổi (xem bảng 2.1). Quản lý sản xuất nhằm làm tăng đầu ra với một lượng đầu vào xác định, giảm đầu vào sử dụng cho một lượng đầu ra xác định hoặc đồng thời cả hai hướng. Tuy nhiên, khái niệm đầu ra và đầu vào rất trừu tượng nên khó vận dụng, vì vậy, những khái niệm đó thường được diễn giải thành một số khái niệm cụ thể hơn.
Đầu ra được hiểu là tấn thép, nghìn lít bia hay số xe hơi được làm ra. Đầu vào là các đơn vị nguồn lực được sử dụng chủ yếu trong sản xuất và thường được chia ra thành bốn loại:
= -------------------------------------------------------------------
(Lao động trực tiếp+Thiết bị +Nguyên liệu+Hệ thống)
Loại nguồn lực cuối cùng, bao quát một phạm vi khá rộng, gồm bảo dưỡng, qui trình công nghệ, quản lý nhân lực sản xuất, giám sát, các hệ thống kiểm tra cũng như các loại hoạt động của lao động gián tiếp khác, cần thiết để duy trì quá trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ.
Định nghĩa này ngày nay đang được sử dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, chương này lại đưa ra lập luận cho rằng định nghĩa này đã lỗi thời, mặc dù các tổ chức quốc tế như Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đánh giá năng suất của họ thông qua công cụ đo lường này. Một số đánh giá về năng suất, thậm chí còn dựa trên những định nghĩa hẹp hơn, ví dụ như về tổng số nhân công trực tiếp. Tài liệu có ý định chỉ ra rằng định nghĩa trên đã không còn thích hợp với quá trình quản lý sản xuất nữa. Tuy vậy, người đọc cũng cần nhớ rằng rất nhiều kết quả so sánh quốc tế vẫn dựa trên định nghĩa cũ này.
Đối với quản lý sản xuất hiện đại, việc giới hạn quan niệm về sản phẩm chỉ ở sản lượng không tồn tại nữa. Nếu nói rằng sản xuất hàng tấn thép hay hàng nghìn lít bia là chưa đủ. Ngày nay, khách hàng còn đòi hỏi chúng được sản xuất ra với mức độ chất lượng nhất định, trong một phạm vi thời gian nhất định và được đưa đến những địa điểm cụ thể. Những hãng hàng không an toàn nhất, với chi phí nguyên liệu tiết kiệm nhất, với những dịch vụ từ bữa ăn đến những dịch vụ chiếu phim trên máy bay, với phi hành đoàn niềm nở, phòng chờ tiện nghi và giá rẻ nhất cũng trở nên vô giá trị nếu như chuyến bay đó cất cánh chậm 2 giờ và làm cho bạn lỡ một cuộc họp quan trọng.
Về phương diện đầu vào cũng có những thay đổi to lớn. Bốn loại nguồn lực vẫn còn có giá trị, tuy nhiên, tầm quan trọng tương đối của chúng có thay đổi. Các sách giáo khoa kỹ thuật công nghiệp thường đã (và thậm chí hiện nay vẫn) giả định rằng tăng năng suất có nghĩa là giảm số lượng nhân công trực tiếp trong quá trình sản xuất, vì thế, các chương trình tăng năng suất lao động thường hướng đến việc thay thế nhân công lao động trực tiếp bằng các thiết bị và hệ thống với hy vọng là giá trị tổng thể của các nguồn lực được sử dụng sẽ giảm xuống.
Các thế hệ kỹ sư đã bị nhồi nhét điều răn thứ nhất của kỹ thuật công nghiệp: Nhà ngươi hãy thay thế con người bằng máy móc. Và điều đó đã diễn ra. Nhân công lao động trực tiếp đã giảm xuống. Đến năm 1990, chi phí nhân công trực tiếp đã giảm 15% trong tổng chi phí sản xuất (xem bảng 2.2).
Trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt trong các ngành lắp ráp, tỷ lệ nhân công trực tiếp trên tổng chi phí sản xuất đã giảm xuống một con số. Trong ngành lắp ráp máy tính cá nhân, chi phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm 1 đến 2 % tổng chi phí. Thậm chí trong nhiều ngành công nghiệp truyền thống đòi hỏi nhiều lao động như ngành may mặc, tổng chi phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm 6 - 7 %. Tuy thế, định nghĩa về năng suất đã không được xét đến trong quá trình thay đổi mạnh mẽ này.
Nền sản xuất hiện đại rõ ràng là cần đến một định nghĩa mới về năng suất.
Tỷ lệ chi phí nguồn lực sản xuất trong tổng chi phí sản xuất (1991)
Nguồn: J.G Miller, A De Mayer và J. Nakane, Global Benchmarking in Manufacturing. Homewood, IL.: Business One Irwin, 1992.
Một định nghĩa thích hợp hơn về năng suất sẽ hướng sự tập trung từ máy móc sang một biến số quan trọng hơn nhiều: Đó là khách hàng (xem bảng 2.3). Mục đích của quá trình sản xuất là tạo ra những giá trị cho khách hàng, do đó, yếu tố này cần phải được xem xét trong định nghĩa về năng suất. Định nghĩa này cũng cần thiết phản ánh những sự phát triển khác, ví dụ như sự chuyển đổi tương đối giữa cơ cấu các nguồn lực khác nhau và sự xuất hiện của các loại nguồn lực mới.
Tất cả những điều đó đưa đến một định nghĩa sau đây về sản lượng đầu ra: Sản lượng đầu ra là các sản phẩm và/hoặc dịch vụ làm thỏa mãn khách hàng. Và đầu vào sẽ được định nghĩa và các nguồn lực được phân bổ một cách khôn ngoan.
Định nghĩa đầu ra nêu trên đưa ra một cách rõ ràng những thách thức đối với các nhà quản lý sản xuất. Mọi từ trong đó đều rất quan trọng. Sản phẩm và/hoặc dịch vụ là những nhận thức mà chỉ một khái niệm sản phẩm thôi không đủ, chúng chỉ là một phần của khái niệm trọn gói, bao gồm vai trò của dịch vụ, mà vai trò này ngày càng tăng lên.
Không ai lại chỉ bán có sản phẩm không thôi. Các công ty máy tính bán các giải pháp mà công ty thiết bị Digital gọi là “xí nghiệp tổ hợp”. Volvo không bao giờ bán bất kỳ cái gì tương tự như xe hơi, nó bán “phương tiện đi lại an toàn với giá bán phải chăng”.
hhhhSản phẩm và dịch vụ thỏa mãn khách hàng
= -----------------------------------------------------------------
hhhhCác nguồn lực phân bổ một cách khôn ngoan
Định nghĩa này giải thích việc mua sắm gần đây của một công ty bảo hiểm lớn. Cách nhìn nhận mới cho phép người bán đưa ra một sản phẩm trọn gói cho khách hàng của mình. Nó bao gồm xe hơi và cả dịch vụ đi kèm từ các dịch vụ tài chính, dịch vụ sau bán hàng đến hợp đồng bảo hành và bảo dưỡng.
Tương tự như vậy, khách hàng không chỉ mua thuốc - đó chỉ là phần nhìn thấy được của tảng băng phức hợp. Khách hàng mua sự đảm bảo an toàn được biểu thị bằng các hệ thống sản xuất có độ phức tạp cao. Hệ thống đảm bảo rằng một công ty có thể ngay lập tức lần lại mọi yếu tố để tìm ra một viên thuốc hỏng trên toàn dây chuyền ngược lại từ quá trình sản xuất đến người cung ứng. Ví dụ này chỉ ra rằng cùng với các dịch vụ truy tìm, chức năng sản xuất phải bao gồm các hệ thống thông tin tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất.
Định nghĩa về năng suất nhấn mạnh một thực tế rằng một sản phẩm cần phải thỏa mãn khách hàng. Điều đó mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ đơn giản là bán hàng. Bán một cái gì đó thì tương đối dễ. Một người bán hàng thạo việc hầu như có thể bán mọi thứ. Thách thức là ở chỗ bán hàng sao cho khách hàng quay trở lại và đề nghị bạn bán cho họ một sản phẩm khác. Đó chính là điều quá trình sản xuất cần phải sự tập trung nỗ lực của nó.
Một sản phẩm chỉ được xem như có đóng góp vào năng suất sau khi nó đã thỏa mãn một khách hàng. Rất nhiều khi chúng ta đo lường năng suất ngay tại cổng nhà máy. Năng suất mà đo lường bằng các kiện hàng ngoài cổng nhà máy khuyến khích người ta sản xuất ra nhiều kiện hàng hơn. Nhưng nó cũng có thể khuyến khích người ta sản xuất những kiện hàng mà không ai muốn.
Một công ty máy tính lớn của Mỹ đã có khó khăn khi đưa các sản phẩm (tổ hợp cả phần cứng và phần mềm) đến với khách hàng của nó đúng thời gian. Một trong số những chỉ số đo lường về năng suất chủ yếu của họ, vì phân phối sản phẩm đến tay khách hàng muộn, đã liên tục phát các tín hiệu báo động. Một nỗ lực quản lý nhằm chỉnh đốn đã sớm giải quyết một số khúc mắc trong các kênh phân phối. Mặc dù một số phần trong các kênh phân phối vẫn còn chưa đúng thời gian, số lượng trung bình của các đợt phân phối bị chậm đã giảm xuống dưới mức qui định. Do đó, thậm chí có rất nhiều đơn đặt hàng vẫn đến với công ty.
Đo lường năng suất tại cổng nhà máy là một sự tiến bộ đáng kể. Chỉ có một vấn đề tồn tại là đối với khách hàng là một đợt phân phối sản phẩm sớm cũng làm phiền họ như một đợt bị muộn vậy. Một số đơn đặt hàng được phân phối sớm hoặc muộn tăng lên trong khi không bao giờ đúng hạn cả. Về phương diện sự thỏa mãn của khách hàng, kết quả hoạt động như thế đã thực sự là một sự suy giảm.
Chỉ khi chúng ta đo lường sản lượng (và qua đó đo lường năng suất) từ quan điểm của khách hàng thì chúng ta mới có thể tính toán được một cách thực tế.
Sự thỏa mãn của khách hàng trên phương diện sản xuất
Theo truyền thống, sản xuất đã sử dụng khái niệm sứ mạng để mô tả sự đóng góp của nó vào giá trị khách hàng. Hoàn thành được sứ mạng chiến lược là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý sản xuất. Tầm quan trọng của tuyên bố sứ mạng này là ở chỗ xác định mục tiêu nào trong số các mục tiêu sản xuất là mục tiêu ưu tiên. Mục tiêu nào được lựa chọn phản ánh chiến lược công ty. Sản xuất có thể theo đuổi những sứ mạng khác nhau phản ánh những giá trị khác nhau của khách hàng:
BMW, Mercedes và Lexus lựa chọn cách thức thỏa mãn khách hàng bằng cách đưa ra một sản phẩm chất lượng cao. Trong những trường hợp khác, ví dụ như trường hợp của quá trình sản xuất linh hoạt kịp thời khi dây chuyền phục vụ khách hàng là một yếu tố xác định, phân phối một cách tin cậy sẽ được ưu tiên. Một số sản phẩm, ví dụ như nhiên liệu, được mua bán đơn giản chỉ dựa trên giá cả, do đó, nhiệm vụ chủ yếu của nhà sản xuất là làm sao tăng được hiệu quả chi phí. Các công ty khác đặt nhiệm vụ chiến lược của mình trên việc đưa ra những số lượng đáng kể các sản phẩm có khuynh hướng đáp ứng thị hiếu khách hàng, trong khi đó, vẫn còn những công ty, ví dụ như trong các ngành công nghiệp theo mùa, bị lệ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của họ, tìm cách đảm bảo một mức độ sản lượng linh hoạt.
Trong ngành sản xuất xe hơi, khuynh hướng đáp ứng thị hiếu khách hàng là một ưu tiên hàng đầu. Quyết định đầu tiên của khách hàng là mua loại xe nào. Nhưng một khi sự lựa chọn đã được xác định, sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường với một tập hợp nhiều chủng loại phong phú để lựa chọn. Khi loại xe cải tiến Audi 80 được đưa ra chào bán vào mùa thu năm 1991, công ty đã đưa ra 14 kiểu xe cơ bản với động cơ và hệ thống truyền động khác nhau. Mười bốn kiểu này có thể tổ hợp được thành 262 mẫu xe khác nhau về màu sắc và cấu tạo bên trong. Khi bổ sung thêm những yếu tố lựa chọn khác, từ hệ thống khóa trung tâm hay các hệ thống mở cửa điều khiển tự động bằng điện tử đến các đặc điểm khác về bảo hiểm như túi khí và hệ thống chống kẹt phanh, người ta có thể tạo ra được một số lượng tổ hợp các mẫu khác nhau nhiều đến trên 5,9 triệu kiểu khác nhau. Thật khó có thể tìm thấy được hai chiếc Audi 80 giống hệt nhau cùng chạy trên đường.
Khuynh hướng đáp ứng thị hiếu khách hàng đang trở nên một hiện tượng phổ biến và ngày càng có nhiều công ty đưa khuynh hướng này vào phương châm hành động sản xuất của công ty. Xu thế đa dạng hóa giờ đây đang trở nên hiển nhiên ở hầu hết mọi sản phẩm từ các thiết bị Hi - Fi đến các xe đạp địa hình. Trang thiết bị sản xuất có thể thích hợp với mọi tổ hợp phức tạp với các cách lắp ráp khác nhau các loại hàng hóa để phục vụ cho những khách hàng có yêu cầu về một kiểu thiết kế đặc biệt.
Mặt khác, các nhà sản xuất bia hơi cũng quan tâm đến tính linh hoạt về sản lượng. Người ta uống bia khi thời tiết nóng nực. Họ lại uống cacao khi thời tiết trở lạnh. Mối liên hệ trực tiếp giữa loại hàng hóa này với nhiệt độ, kết hợp với đặc tính vòng đời rất ngắn của sản phẩm bia hơi mang ý nghĩa là nó phải được sản xuất khi người ta muốn tiêu dùng nó. Hầu như không thể dự trữ bia hơi với số lượng lớn. Vì thế, một điểm ưu tiên hàng đầu của việc chuyên môn hóa vào sản xuất bia hơi là khả năng tăng hoặc giảm thật nhanh mức sản xuất.
Lý tưởng nhất là khi các nhà sản xuất đưa ra một sản phẩm ở mức giá phải chăng, vừa hấp dẫn lại có chất lượng cao, đáp ứng được thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng và với một mức sản lượng cung ứng linh hoạt. Trên thực tế, không thể đạt được tình trạng mọi chỉ tiêu đều tối ưu. Điều kiện công nghệ không cho phép. Một số điều khoản trong phương châm hành động quy định những mục tiêu chất lượng. Một mức tối thiểu về chất lượng hay tính linh hoạt và một mức độ tối đa về chi phí được quy định chỉ nhằm đảm bảo có thể chống chọi được với sự cạnh tranh mà thôi. Điều đó có nghĩa là phương châm hành động - và cả môi trường làm tiền đề cho xác định phương châm hành động này - phải được các cấp thực hiện chức năng sản xuất nhận thức thật đầy đủ.
Mục tiêu của các nhà sản xuất ở châu Âu ngày nay
Cuộc khảo sát về tương lai của ngành sản xuất ở châu Âu do viện INSEAD thực hiện trong khoảng thời gian 9 năm vừa qua ở các hãng chế tạo hàng đầu châu Âu, đã minh họa những bản tuyên bố về phương châm hành động và những ưu tiên ngắn hạn của các hãng sản xuất của châu Âu ngày nay.
Bảng 2 .4 cho biết những yếu tố được một công ty trung bình ở châu Âu coi là đáng giá ưu tiên, xếp theo thứ tự tầm quan trọng. So với năm điểm được nêu lên ở trên, bảng này trình bày chi tiết hơn nữa về mục đích tôn chỉ hoạt động do đã sử dụng một định nghĩa chi tiết hơn. Ví dụ, chất lượng được chia thành ba khái niệm riêng biệt:
Sự phát triển của ưu tiên cạnh tranh ở châu Âu (trên cùng có nghĩa là quan trọng nhất)
Xếp hạng thứ tự ưu tiên cạnh tranh
Xếp hạng thứ tự ưu tiên cạnh tranh
1 - Luôn đạt hệ số sai hỏng hàng giao thấp
Luôn đạt hệ số sai hỏng hàng giao thấp
2 - Đảm bảo lời hẹn giao hàng đáng tin cậy
Bán những sản phẩm và tiện nghi hoạt động tốt
3 - Bán những sản phẩm đáng tin cậy / bền
Đảm bởi lời hẹn giao hàng đáng tin cậy
4 - Bán những sản phẩm và tiện nghi hoạt động tốt
Có lợi nhuận trong một thị trường cạnh tranh về giá cả
6 - Thiết kế sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng
Nhanh chóng đưa được sản phẩm mới ra thị trường
7 - Có lợi nhuận trong một thị trường cạnh tranh về giá cả
Bán những sản phẩm và tiện nghi hoạt động tốt
8 - Nhanh chóng đưa được sản phẩm mới ra thị trường
Thiết kế sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng
9 - Cung cấp các dịch vụ sau bán hàng một cách có hiệu quả
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng một cách có kết quả
10 - Có được một phạm vi rộng mẫu mã hàng hóa
Cung cấp các dịch vụ sau bán hàng một cách có kết quả
11 - Dễ thay đổi mức sản lượng hàng hóa
Có được một phạm vi rộng mẫu mã
12 - Dễ thay đổi cơ cấu sản lượng
Nguồn: Kết quả điều tra về tương lai ngành chế tạo ở châu Âu, 1990 và 1992
Vào những năm 1990, ba khái niệm này về chất lượng cùng với việc phân phối sản phẩm một cách đáng tin cậy đã được đánh giá là bốn điểm ưu tiên hàng đầu. Các cuộc tranh luận với các nhà quản lý đã dẫn đến một kết luận là các hãng sản xuất trung bình ở châu Âu, trong khi theo đuổi các mục tiêu này, đã hình thành được khái niệm quản lý chất lượng đồng bộ cho mọi khía cạnh của một bản tuyên bố về phương châm hành động cơ bản cho những năm 1990.
Phân phối sản phẩm nhanh được xếp là yếu tố có thứ tự yêu tiên thứ hai ngay sau tiêu chuẩn chất lượng trong bảng xếp hạng trên. Trong khi đó, yếu tố cạnh tranh về giá cả với ý nghĩa làm tăng tính hiệu quả về chi phí lại chỉ dành được vị trí ưu tiên ở mức trung bình. Các điểm ưu tiên liên quan đến khả năng đáp ứng thị hiếu khách hàng và tính linh hoạt về sản lượng chỉ được xếp vị trí gần cuối bảng.
Có thể các hãng chế tạo trung bình ở châu Âu chỉ muốn cải thiện về giá cả, chi phí và mức độ linh hoạt chứ không phải tập trung vào việc cạnh tranh về chất lượng đồng bộ. Tuy nhiên, điều đó có thể chưa đủ để khẳng định. Mỗi công ty đều theo đuổi những chiến lược rất khác nhau và thậm chí các công ty trung bình trong một nghành nhất định để thể hiện những nét riêng biệt. Các công ty lắp ráp các sản phẩm và dụng cụ điện tử thường chú trọng đến tầm quan trọng của việc nhanh chóng tung ra thị trường những thiết kế sản phẩm mới (khuynh hướng đáp ứng thị hiếu khách hàng). Các hãng sản xuất hàng tiêu dùng mau hỏng, ví dụ như thực phẩm và đồ vệ sinh, lại chú ý nhiều đến tính cạnh tranh về giá cả (hiệu quả chi phí).
Bằng cách so sánh với kết quả của năm 1992, sự phát triển về phương châm hành động của những hãng chế tạo ở châu Âu có thể xác định được (xem bảng 2 .4, cột thứ hai).
Chất lượng luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu của các hãng chế tạo ở châu Âu. Nhưng so sánh với năm 1990, có thể nhận thấy có những thay đổi đáng lưu ý trong năm nhân tố được ưu tiên nhất. Các hãng chế tạo châu Âu dường như lưu tâm hơn đến tính cấp thiết của việc cạnh tranh bằng giá cả và việc phân phối sản phẩm một cách nhanh chóng và đáng tin cậy. Việc giới thiệu sản phẩm mới cũng dành được thứ tự ưu tiên cao trong danh sách, ở vị trí thứ sáu năm 1992, ngay sau chất lượng, phân phối sản phẩm và giá cả. Nhưng khả năng thay đổi nhanh chóng thiết kế sản phẩm đã bắt đầu xuất hiện. Năm 1990, tiêu chuẩn này còn đứng ở cuối danh sách ưu tiên, nhưng đến năm 1992 đã được đưa lên vị trí thứ 13. Các hãng sản xuất châu Âu coi chỉ tiêu này như một điều kiện cần thiết để tung ra thị trường được nhiều sản phẩm mới và thật nhanh chóng nhưng họ lại không muốn thay đổi sản phẩm hiện hành một cách thường xuyên đối với sản phẩm (và mọi thay đổi về quá trình công nghệ dẫn đến kết quả này), đồng thời cũng thể hiện một sự thừa nhận về những thay đổi lớn về sản phẩm sẽ được đưa ra ngày càng nhanh hơn.
Mục đích của sự so sánh không phải là nhằm vào những thay đổi mới xuất hiện mà là ở việc nhấn mạnh vào sự thay đổi dần dần trong cơ cấu các mục tiêu ưu tiên theo thời gian.
Phương châm hành động trong sản xuất được coi là một chức năng trong chiến lược kinh doanh và những cương lĩnh đó thường do các cán bộ quản lý tổng hợp xây dựng. Các công ty phải lựa chọn phương châm hành động hay tập hợp những phương châm hành động nào chỉ ra được một cách rõ nhất những chỉ tiêu họ mong muốn cạnh tranh. Điều đó vượt quá ranh giới của chức năng sản xuất - nó sẽ thể hiện ảnh hưởng về lâu dài. Cho dù phương châm sản xuất có được lựa chọn như thế nào chăng nữa, chúng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ linh hoạt và sự lựa chọn chiến lược lâu dài của công ty.
Sản xuất giống như một thùng chứa nhiên liệu. Một khi bạn đã chỉ ra được sứ mệnh của nó thì không dễ gì có thể thay đổi lại được. Vì mật độ tài sản và nguồn nhân lực tham gia khá cao, cần phải có thời gian để có thể thay đổi. Các công ty cần thận trọng để tránh tình trạng tạo ra một chức năng gây trở ngại cho chiến lược của công ty.
Nếu chiến lược của một công ty sản xuất xe hơi là bán các xe hơi đơn giản với giá rẻ để kiếm tiền, họ cần có một dây chuyền sản xuất có thể tạo ra được hàng triệu kiểu xe khác nhau. Công ty không muốn có một dây truyền lắp ráp cực kỳ hữu hiệu nhưng lại không linh hoạt ở mức cần thiết để kiểm soát được quá trình cung cấp hậu cần phức tạp nhằm đáp ứng việc phân phối nhanh chóng một kiểu xe thỏa mãn rất tốt yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, không nên coi mật độ tài sản cao là một lý do cản trở tính linh hoạt. Theo thời gian cấu trúc sản xuất cần được thay đổi và thích nghi với môi trường cạnh tranh. Gần đây, các công ty đã và đang điều chỉnh lại các phương châm hoạt động, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính hiệu quả về chi phí theo hướng ưu tiên tập trung vào chất lượng và khả năng tiếp thị của sản phẩm. Vì vậy, ngay cả thùng nhiên liệu khi đó cũng có thể cần được thay đổi hướng sử dụng. Sau đây là một ví dụ về khoảng thời gian cần để một công ty lớn triển khai và thu được kết quả từ một chương trình chất lượng vào những năm 1980.
Corning Glass, một hãng sản xuất thủy tinh đặc biệt, đã đầu tư mạnh vào một chương trình chất lượng từ năm 1982. Hoạt động của toàn công ty trở nên linh hoạt hơn. Những người quản lý cấp cao thể hiện thái độ ủng hộ mạnh mẽ cho chương trình này thông qua một chương trình video được chiếu rộng khắp công ty. Quản lý chất lượng là đề tài số một trong mọi chương nghị sự của các cuộc họp cấp giám đốc. Trong khi công ty nhanh chóng đạt được một vài tiến bộ, họ phải cần đến 5 năm để thành công trong việc đưa công ty thích ứng với những mối quan tâm ưu tiên mới. Họ cần đạt được sự thay đổi sâu rộng về bản sắc văn hóa của công ty - trong đó bao hàm phương châm sản xuất - từ chỗ nhấn mạnh đến tính hiệu quả và sức mạnh công nghệ sang chú trọng vào chất lượng và giá trị khách hàng.
Phương châm hành động cần được lựa chọn một cách cẩn thận và được thay đổi một cách chiến lược.
Giá trị tương đối của nguồn lực
Việc thay đổi tầm quan trọng tương đối của bốn loại yếu tố đầu vào (lao động trực tiếp, thiết bị, nguyên liệu và hệ thống) cần đến những thay đổi trong chương trình nâng cao năng suất.
Tầm quan trọng ngày càng tăng của việc đầu tư vốn
Các thế hệ những người quản lý sản xuất đã được đào tạo theo quan niệm cho rằng tăng năng suất có nghĩa là tăng năng suất của lao động trực tiếp. Ngày nay, kết quả cho thấy là ý nghĩa của chức năng sản xuất nằm ở nơi khác. Nỗ lực tăng năng suất giờ đây hướng trọng tâm vào việc chống lãng phí trong việc sử dụng thiết bị và nguyên liệu.
Bỉ là một nước có mức giờ công lao động theo tuần và theo đầu người thấp nhất thế giới. Nhưng họ cũng là một trong những nền kinh tế có năng suất cao nhất với tỷ lệ sử dụng thiết bị rất cao. Điều đó chủ yếu lệ thuộc vào tính linh hoạt của lực lượng lao động trực tiếp. Nó cho thấy rằng năng suất lao động cao hơn là xuất phát từ việc có được một khối lượng lớn những đồng Franc (Bỉ) để giảm chi phí nhân lực. Đó cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao công nghiệp của Bỉ lại có khả năng giảm được chi phí đầu tư vốn của họ.
Hiện tượng này không tồn tại ở cấp vĩ mô. Các công ty nhỏ thường có tính linh hoạt cao do lực lượng lao động dễ điều chỉnh cho phép duy trì mức độ hoạt động của máy móc thiết bị luôn ổn định. Salmon, một công ty của Pháp chuyên sản xuất máy bơm và phụ kiện đường cung cấp nước với 700 công nhân đã đưa vào áp dụng một hệ thống công việc có thể tính theo tuần. Ở hầu hết bộ phận, tuần làm việc dao động trong phạm vi 33 đến 43 giờ, tùy thuộc nhu cầu. Vì vậy, thay vì cố định thời gian một tuần làm việc, đôi khi công nhân rất nhàn rỗi và đôi khi lại cần có sự trợ giúp tạm thời khác, tính linh hoạt đã được thiết lập ngay trong nội bộ lực lượng lao động của công ty. Một số người làm việc theo hệ thống hai ca, mỗi ca 6 giờ, một số khác làm việc theo hệ thống bốn ca hoặc năm ca. Kết quả là thiết bị được tận dụng tối đa và được sử dụng ở mức 155 giờ mỗi tuần. Thời gian còn lại không phải là thời gian ngừng máy mà là thời gian dành cho việc bảo dưỡng.
Những gì đúng với thiết bị thì cũng đúng với nguyên liệu. Trong rất nhiều dây chuyền sản xuất, nguyên liệu và cấu kiện chiếm tới 80% chi phí sản xuất. Việc giảm lãng phí bằng cách nâng cao chất lượng và cải thiện hệ thống kiểm soát bằng thống kê có thể có một ảnh hưởng đáng kể đối với năng suất dây chuyền. Theo kết quả khảo sát của McKinsey and Co. năm 1989, các giám đốc điều hành của 230 công ty châu Âu hàng đầu đã cho rằng tổng số doanh thu của họ có thể tăng lên trung bình 17% và chi phí khả biến có thể giảm xuống 35% nếu hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ được triển khai thực sự.
Không ai có thể phủ nhận việc thông tin đóng vai trò quan trọng trong quản lý sản xuất. Thông tin thị trường luôn giúp cho việc xác định năng lực sản xuất và điều hành việc thực hiện các kế hoạch. Số liệu về qui trình công nghệ có thể góp phần giúp cải thiện việc tổ chức quá trình sản xuất. Tuy nhiên, xu thế hiện nay đã thể hiện một sự thay đổi rõ rệt, trong đó, thông tin được coi là một nguồn lực riêng biệt.
Để đáp ứng kịp thời với những thay đổi về điều kiện hoạt động của thị trường và để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của khách hàng, quá trình sản xuất đã đưa yếu tố thông tin vào tận từng phân xưởng. Trong một thế giới gồm các hệ thống cung ứng linh hoạt, kịp thời, các bộ lọc chắn giữa người sản xuất và người tiêu dùng không thể tồn tại được nữa. Những bộ phận chào hàng, những người nghiên cứu thị trường, những người lập kế hoạch thị trường, những người lập kế hoạch sản xuất có vai trò rất quan trọng nhưng cũng chính họ thường hay làm méo mó thông tin giữa người sử dụng và người sản xuất. Mối quan hệ cơ bản này cần được bảo vệ một cách thận trọng để tránh những sai lệch có thể phát sinh từ những khâu trung gian khác.
Thông tin cũng được tổng hợp trực tiếp từ quá trình sản xuất. Các số liệu về công nghệ, thị trường, người cung ứng và môi trường đã có những đóng góp vào các quyết định chính sách có tính cạnh tranh. Thông tin đã trở nên quan trọng hơn, không còn là yếu tố hỗ trợ sản xuất đơn thuần. Nó đã trở thành một nguồn lực đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này. Cắt bỏ việc cung cấp thông tin sẽ làm nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng chuyệch choạc, mất phương hướng.
Các hãng sản xuất thời trang hay các mạng lưới phân phối kiểu như hãng Marks & Spencer của Anh hiểu rất rõ rằng mọi sự gián đoạn về thông tin đều có nghĩa là khó khăn sẽ nảy sinh đối với việc sản xuất. Lĩnh vực này thường phải tổ chức xây dựng hai bộ sưu tập mẫu thời trang hàng năm nhưng giờ đây, họ đã phải cho ra mắt ít nhất bảy bộ sưu tập. Các bộ mùa hè và mùa đông đã được mở rộng thành bốn bộ theo từng mùa, thêm một bộ cho lễ Giáng sinh, hai bộ cho thể thao, một bộ cho trời nắng, một bộ cho mùa tuyết. Như vậy, công ty như kiểu Marks & Spencer chỉ có 35 ngày để đánh giá, thiết kế, sản xuất và tung ra thị trường cho mỗi bộ sưu tập thời trang. Điều đó có nghĩa là nếu họ chậm trễ một ngày trong việc đáp ứng với những khuynh hướng mốt mới nhất, họ sẽ dễ dàng mất đi lợi thế cạnh tranh của mình. Tính kịp thời về thời gian trong ngành công nghiệp này là yếu tố quyết định. Và tất cả những điều đó tùy thuộc vào các nguồn thông tin thường xuyên và được cập nhật từng giây phút.
Thông tin sử dụng được xem như một nguồn lực tự nhiên. Vì không cần đến một khoản chi phí nào cho nó, dường như đang có một thứ gì đó đang tự do “chảy” xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, một khi thông tin đã trở thành một nguồn lực sản xuất, nó cần được nhìn nhận theo một cách thức khác đi. Giống như mọi nguồn lực khác, nhân lực chẳng hạn, họ được lựa chọn, đào tạo và đề bạt, nguồn thông tin phải được quản lý chặt chẽ. Rất nhiều câu hỏi cần có những câu trả lời chính xác, ví dụ như:
Các nguồn lực sản xuất không chỉ bao gồm yếu tố nhân lực. Mọi đầu vào cần được đánh giá và được tính vào trong quá trình sản xuất và trong công tác quản lý.
Những người cung ứng là những nguồn lực của công ty
Những người cung ứng cũng có thể có ảnh hưởng làm thay đổi quan điểm của chúng ta về nguồn lực. Trước đây, các định nghĩa về năng suất chỉ tính đến những nguồn lực do công ty sở hữu và kiểm soát. Các công ty đánh giá năng suất của lao động trực tiếp, của thiết bị hoặc của việc sử dụng nguyên vật liệu. Nhưng như vậy, sẽ khó tối ưu hóa được toàn bộ quá trình.
Các nhà máy không hoạt động trong môi trường chân không. Chúng được tập hợp bởi những chuỗi giá trị tạo nên giá trị sử dụng cuối cùng. Để tạo ra giá trị này một cách có kết quả nhất, các công ty không chỉ cần thúc đẩy năng suất của các cơ sở chính của mình mà còn cần góp phần vào việc tạo ra năng suất cho toàn bộ chuỗi giá trị. Điều đó có nghĩa là cần xây dựng mối quan hệ hợp tác với những người cung ứng và những người phân phối sản phẩm. Những hoạt động đầu tư vào quá trình công nghệ và cải tiến việc sử dụng nguyên vật liệu cần được thực hiện trong mối liên hệ với những đối tác này.
Sản xuất một cuốn sách chẳng hạn, gồm 15% chi phí sản xuất, 35% chi phí vật tư biên tập và quyền tác giả, 50% cho chi phí phát hành. Chi phí sản xuất bao gồm giấy, mực in, ... (50 %), đóng (26 %) và in (19 %). Tăng năng suất bằng cách tập trung vào việc giảm 3% chi phí in sẽ không mang lại kết quả đáng kể. Năng suất chỉ có thể được tạo nên trên toàn bộ chuỗi bao gồm tác giả, biên tập, nhà in và người cung ứng vật tư in ... kết hợp lại để tạo ra một giá trị khách hàng cao hơn.
Những thay đổi về định nghĩa sản xuất đòi hỏi phải có những thay đổi về cách thức đo lường năng suất. Hệ thống được sử dụng để giám sát năng suất phải đáp ứng được tất cả những biến cố mô tả trên đây: phương châm sản xuất, hình thức các nguồn lực được sử dụng và tỷ trọng tương đối của chúng.
Điều này dễ hơn người ta tưởng nhiều. Mỗi điều nêu ra trong phương châm đều phải chứa đựng một đại lượng đo lường kết quả thực hiện. Phương châm về chất lượng và hiệu quả chi phí đã mang nghĩa hết sức rõ ràng. Phân phối sản phẩm một cách tin cậy có thể đo được bằng cách đánh dấu những lần phân phối đúng thời hạn, không đúng thời hạn (khi nút bấm bật không làm việc) và số lần đơn hàng bị lỡ... Tính linh hoạt có thể đo lường một cách gần đúng bằng độ dài khoảng thời gian chuẩn bị máy móc, tốc độ khởi động, khả năng giải quyết những thay đổi kỹ thuật của đơn đặt hàng,... Vấn đề không chỉ ở chỗ xác định đúng những đại lượng đo lường mà còn là ở chỗ tổng hợp chúng vào trong hệ thống kế toán và kiểm soát hiện hành.
Định nghĩa theo cách nhìn mới về năng suất đòi hỏi phải thay đổi ba yếu tố sau trong hệ thống kiểm tra:
Hai yêu cầu đầu tiên có thể giải quyết một phần thông qua hệ thống kiểm tra hiện đại dựa trên những tính toán chi phí theo hoạt động, đã được trao đổi trong Chương 10.
Yêu cầu thứ ba là một thách thức. Lấy ví dụ về một trường hợp sản xuất mạch analog. Hình 2.1 cho thấy kết quả phân phối sản phẩm mạch analog đúng hạn của 9 cơ sở sản xuất. So sánh tương đối với một chỉ tiêu cụ thể, cơ sở D dường như là cơ sở hoạt động tốt nhất. Nó đạt được những mục tiêu đề ra và hạn chế được những biến động xung quanh nó. Tuy nhiên, nếu tính đến yếu tố năng động thì cơ sở C hoạt động tốt nhất. Nó là cơ sở giảm nhanh nhất số lượng những lần phân phối sản phẩm chậm chễ (50%).
Nếu công ty hướng đến những mục tiêu năng suất mới của mình, quan điểm động về kết quả hoạt động này sẽ trở thành một yếu tố then chốt.
Số liệu hàng tháng về kết quả phục vụ khách hàng đúng hẹn của sản phẩm mạch analog (tháng tám 1997 - tháng bảy 1988)
Các điều kiện thị trường ngày nay đang ngày càng chú trọng đến khách hàng và điều đó dẫn đến một định nghĩa mới:
Không nên đo lường năng suất theo mức độ hoạt động của các nhân tố nội bộ, chúng cần được đánh giá dựa trên sự thỏa mãn của khách hàng.
Bản tuyên bố phương châm sản xuất
Bản tuyên bố về phương châm sản xuất cần chú trọng vào những điểm ưu tiên trong sản xuất để hỗ trợ cho chiến lược của công ty (ví dụ chất lượng, phân phối sản phẩm một cách tin cậy, giá cả, khuynh hướng đáp ứng thị hiếu khách hàng, tính linh hoạt về sản lượng). Bản tuyên bố về phương châm sản xuất cần được chọn lựa một cách cẩn thận vì chúng rất chậm thay đổi.
Giá trị tương đối của các nguồn lực
Tỷ trọng tương đối của các nguồn lực đang thay đổi đòi hỏi các chương trình năng suất phải kịp thích ứng. Cần xác định tỷ trọng tương đối của các nguồn lực sản xuất của công ty.
Định nghĩa theo cách nhìn mới về năng suất phản ánh ba xu thế thay đổi trong hệ thống đo lường:
Không thể có một công thức thần kỳ dành cho việc xác định phương châm sản xuất cũng như không có được một cách tiếp cận chuẩn mực nào cho từng ngành cụ thể. Phương châm chứa đựng những gì còn bao quát hơn nhiều so với chức năng sản xuất vì sự định hướng lệ thuộc vào chiến lược của công ty và ban quản lý. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bài học kinh nghiệm từ những gì người ta đã làm để thiết kế và quản lý sự phát triển của phương châm.
Mối quan hệ giữa chiến lược và phương châm
Khái niệm chiến lược sản xuất, trong đó chứa đựng sự lựa chọn phương châm sản xuất đã có từ hơn 25 năm trước đây. Việc xác định chiến lược sản xuất đòi hỏi phải tìm ra được mối liên hệ giữa chiến lược của công ty và việc thiết kế hệ thống sản xuất. Công việc này bao quát ba loại hình lựa chọn: Những giải pháp liên quan đến tổ chức và những giải pháp liên quan đến hạ tầng. Việc xét đến khía cạnh tổ chức chứa đựng những nhân tố như địa điểm nhà máy, năng lực sản xuất qui trình công nghệ và mức độ phối hợp ngang. Những quyết định về hạ tầng liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, quản lý nguồn nhân lực trong nhà máy, tổ chức các hoạt động sản xuất, hệ thống kiểm tra, dòng lưu chuyển, thông tin và cách thức các sản phẩm mới được đưa vào sản xuất.
Để đảm bảo các quyết định về những vấn đề này phù hợp với hoàn cảnh chiến lược của một công ty là một công việc không phải lúc nào cũng dễ thực hiện được. Đôi khi nó cần đến cái gọi là một “máy cải biến”: Những nguyên tắc chủ yếu của công ty cần được biến đổi thành ý tưởng và chỉ thị để những người tham gia sản xuất có thể hiểu được. Kết quả nghiên cứu của Wickham Skinner đã cho thấy rằng công việc biến đổi này lệ thuộc vào việc lựa chọn phương châm sản xuất.
Xác định các chiến lược sản xuất bao gồm việc lựa chọn một danh mục các nhiệm vụ khác nhau (cả về mặt có được đơn đặt hàng lẫn mặt chất lượng) thích hợp nhất đối với mục tiêu của công ty. Một khi đã xác định được danh mục này, việc lựa chọn về cấu trúc và hạ tầng trở nên rõ ràng hơn. Nếu công ty định ra chiến lược đi đầu về khía cạnh chi phí, hiển nhiên là nhiệm vụ có được đơn đặt hàng sẽ phải hướng vào tính hiệu quả về chi phí. Sự lựa chọn này chuyển hóa thành một điểm đặt nhà máy ở một địa bàn có nguồn lao động rẻ, một qui trình sản xuất tiêu chuẩn hóa cao, khối lượng hàng sản xuất lớn để khai thác tính hiệu quả về qui mô và kiểm soát được ở mức độ nhất định - nếu như không có quyền sở hữu - đối với những người cung ứng. Điều đó cũng có nghĩa là hạn chế việc giới thiệu sản phẩm mới, hệ thống kiểm soát chi phí rất chặt chẽ, ...
Trong những năm 1960 và 1970, các công ty có xu thế lựa chọn chỉ một nhiệm vụ có được đơn đặt hàng và cảm thấy thỏa mãn với mục tiêu về cấp chất lượng đối với những nhiệm vụ khác. Nhưng trong vòng trên 25 năm qua, các công ty đã xác định nhiệm vụ ngày càng rộng và có tính chiến lược hơn cho các hoạt động sản xuất của mình.
Trước tiên là hiệu quả về chi phí
Trong những năm 1970, phương châm sản xuất của hầu hết mọi công ty đều chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ sản xuất căn bản. Phương châm phổ biến nhất là sản xuất với chi phí thấp. Trong hoàn cảnh nhận thức về năng suất ở thời điểm đó, các công ty chế tạo thường đưa việc cắt giảm chi phí sản xuất lên làm mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Điều đó không có nghĩa là công ty không dành sự ưu tiên cho vấn đề chất lượng và vai trò chủ đạo về công nghệ. Nhưng họ chỉ đầu tư vào những mục tiêu này sau khi đã đạt được thành quả từ những nỗ lực trong việc giảm chi phí. Sự chú trọng vào chất lượng đã tồn tại ở các công ty như General Motors, Ford và Volkswagen. Thế nhưng, điều đó chỉ được xét đến sau khi đã tính toán kỹ về chi phí.
Một phương pháp tiếp cận khác là chọn các phân mảng thị trường trong đó giá cả rất khác biệt. Những hãng sản xuất các loại xe hơi đắt tiền như Mercedes - Benz hay Rolls - Royce rất chú trọng đến chất lượng nhưng họ mong đợi khách hàng của họ không nhạy cảm quá đối với giá cả.
Cơn sốc mạnh xảy ra vào những năm 1970, khi có một số công ty (chủ yếu là của Nhật) đã đưa ra ý tưởng rằng chất lượng cao và giá thành hạ không nhất thiết là những mục tiêu mâu thuẫn nhau. Họ đã hoàn toàn thuyết phục mọi người rằng chất lượng đồng bộ thực tế chính là cơ sở của việc cắt giảm chi phí. Nhiều công ty ngay sau đó đã chuyển sang hướng hoàn thiện liên tục thiết kế sản phẩm và nắm bắt chắc hơn toàn bộ quá trình sản xuất. Điều đó dẫn đến việc giảm lãng phí nguyên liệu, giám sát chất lượng, thủ tục kiểm soát, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng và chi phí sửa chữa và cũng dẫn đến việc giảm chi phí sản xuất tổng thể. Trong quá trình sản xuất, những hãng chế tạo đã phát hiện ra rằng họ không chỉ giới hạn trong việc theo đuổi từng mục tiêu - mà có thể kết hợp cả hai.
Các công ty Mỹ phải mất khá nhiều thời gian - và các công ty châu Âu còn mất nhiều thời gian hơn nữa - để nhận ra được và đồng hóa ảnh hưởng của chất lượng và hậu quả của nó đối với việc cắt giảm chi phí. Trong những năm 1980, thái độ của các công ty châu Âu đã có những thay đổi quan trọng. Từ thái độ cho rằng “chất lượng của chúng ta là tốt nhất và khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền cho điều đó”, họ bắt đầu suy nghĩ rằng “chúng ta không thực sự cần phải thay đổi phương pháp của mình nhưng hãy thử áp dụng một số công cụ và kỹ thuật đáng quan tâm về chất lượng xem sao”. Giờ đây, cuối cùng họ đã nhận thức được rằng “nếu chúng ta không hoàn toàn thay đổi tư duy của mình, chúng ta sẽ không thể tồn tại được”.
Đó là một bước tiến, cho dù điều đó diễn ra không được nhanh ở mức cần thiết. Khác thường là, các công ty châu Âu có lẽ đã tỏ ra chậm chạp hơn các đối thủ của mình ở Bắc Mỹ trong việc đáp lại những thách thức về chất lượng một cách chính xác do thói quen ưu tiên dành cho sản phẩm có năng lực hoạt động tốt và chất lượng thị trường cao của mình.
Đuổi kịp mức chất lượng của các đối thủ cạnh tranh quốc tế cũng giống như việc đuổi theo một cái đích di động. Trong khi các công ty châu Âu đang phát kiến ra việc quản lý chất lượng đồng bộ, đối thủ của họ ở châu Á và, ở giác độ nào đó, ở Mỹ, đang thử áp dụng một tổ hợp mới: hiệu quả chi phí và đáp ứng thị hiếu khách hàng. Hiệu quả tổng cộng của hai mục tiêu này là khả năng đưa ra một cách nhanh chóng và liên tục các thế hệ sản phẩm mới mà không cần đến giai đoạn giới thiệu hay chi phí khởi sự. Điều đó cũng có nghĩa là cho phép các khoản chi phí điều hành và đầu tư về thiết kế có thể khấu hao được chỉ với một số lượng sản phẩm nhỏ.
Ngành công nghiệp xe hơi châu Âu và Bắc Mỹ đã tin rằng đối với mỗi mẫu xe cơ bản, họ cần phải bán một khối lượng xe khoảng 2 triệu chiếc để có thể thu hồi được các khoản đầu tư của mình. Những hãng sản xuất xe hơi với khối lượng lớn của Nhật Bản chỉ cần con số 500.000 chiếc. Điều đó giúp họ có khả năng thay đổi mẫu thiết kế thường xuyên hơn, như vậy sẽ lại dẫn tới khả năng đáp ứng nhanh chóng đối với những đòi hỏi của thị trường luôn thay đổi.
Liệu có phải tất cả mọi người đều cần phải tập trung vào tổ hợp cụ thể gồm tính hiệu quả về chi phí và đáp ứng thị hiếu khách hàng này hay không? Nhất định là không. Đối với một công ty cụ thể, một ngành cụ thể, điều đó có thể là nhất thiết nhưng bắt chước một cách máy móc là điều không nên. Việc đưa ra những chiến lược chế tạo đã được hình thành từ một vài năm trước ở Nhật Bản không thể trở thành một chiến lược thành công. Các chiến lược mới đang gõ vào cánh cửa của các công ty.
Các chiến lược mới đây có thể tóm tắt lại là mạng lưới sản xuất toàn cầu và tạo nên giá trị khách hàng. Đối với Nhật Bản, cả hai xu thế này đều có xuất phát điểm là từ các chính sách trước đó. Mạng lưới sản xuất truyền thống củ