Ngôn ngữ lập trình (tiếng Anh: programming language) là ngôn ngữ hình thức bao gồm một tập hợp các lệnh tạo ra nhiều loại đầu ra khác nhau. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình máy tính để thực hiện các thuật toán.
Ngôn ngữ lập trình bậc cao (High-level programming language)
Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ lập trình hiện đại, tự nhiên, độc lập và không phụ thuộc vào công cụ dịch hay thiết bị sử dụng. Ví dụ về một số loại ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể kể đến là: Java, PHP, C, C++,…
Mặt khác, ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể được phân loại theo phương pháp xây dựng và thực hiện chương trình như:
Làm thế nào để học ngôn ngữ lập trình?
Bạn có thể học ngôn ngữ lập trình thông qua các tài liệu hướng dẫn trực tuyến, khóa học trực tuyến, sách giáo trình hoặc tham gia các khóa đào tạo offline. Cũng có thể tham gia các diễn đàn và cộng đồng lập trình để trao đổi và học hỏi từ người khác.
Quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình
Trong lập trình, việc đặt tên cho biến, hàm, lớp, module hay các thành phần khác rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ dễ đọc, dễ hiểu và dễ bảo trì của mã nguồn. Sau đây là một số quy tắc đặt tên thông dụng:
Những quy tắc này giúp cho mã nguồn trở nên dễ đọc, dễ hiểu và dễ bảo trì hơn trong quá trình phát triển phần mềm.
Đặc điểm chung của các ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình là các bộ từ vựng, cú pháp và quy tắc để viết chương trình máy tính. Các đặc điểm chung của các ngôn ngữ lập trình bao gồm:
Một số thành tố thường thấy khác của một ngôn ngữ lập trình hiện đại
Nhiều ngôn ngữ lập trình hiện đại, nhất là các ngôn ngữ viết cho Windows, thường có cung cấp thêm một số lượng rất lớn các thư viện bao gồm nhiều hàm để hỗ trợ giao diện người dùng và các thiết bị đầu cuối.
Các ngôn ngữ chuẩn thường không đề cập tới sự cung cấp thư viện giúp cho việc thiết lập giao diện đồ họa (graphic interface). Nhưng hầu hết trong các ngôn ngữ hiện đại mà nhà sản xuất cung cấp cho các hệ điều hành đều có thêm thư viện các hàm và các biến toàn cục có thể dùng để nhanh chóng viết mã có giao diện phù hợp.
Tương tự trên, triết lý đằng sau của việc điều khiển theo sự kiện là để hỗ trợ cho việc đồng bộ sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị đầu cuối như là chuột, bàn phím, máy in,... Việc nhận một mệnh lệnh từ chuột hay từ bàn phím phải được lập tức đồng bộ và thay đổi giao diện tức thời để cập nhật hoá.
Bản thân một ngôn ngữ sẽ không nói rõ là có hỗ trợ cho tính năng này hay không. Phản ứng và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực là một hướng phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu đồng bộ hoá nhanh dữ liệu mà chúng có thể chia sẻ cho nhiều nơi hay là để thỏa mãn nhu cầu cần thiết đồng bộ hóa dữ liệu của các dịch vụ (ngân hàng, hàng không và quân sự chẳng hạn).
Ngoài các hỗ trợ cho các giao diện thì ngày nay hầu hết các hệ điều hành (Linux/UNIX, Netware và Windows) đều có khả năng đa luồng (multithreading) hay đa nhiệm (multitasking). Những khả năng này nâng cao hiệu quả của máy tính. Các ngôn ngữ, do đó thường có thêm các hàm, thủ tục hay các biến cho phép người lập trình tận dụng chúng. Việc viết mã cho kiến trúc đa luồng và đa nhiệm không đơn giản như viết mã cho các hệ thống thông thường. Người lập trình ngoài kỹ năng viết mã, còn phải luyện tập cách xử lý và đồng bộ nhiều thao tác được thi hành đồng thời trong một chương trình mà không gây ra ách tắc hay vi phạm các nguyên tắc quản lý bộ nhớ hay các quy tắc lập trình theo đa luồng hay đa nhiệm.
Lưu ý: Hầu hết các hệ điều hành hỗ trợ kiến trúc đa luồng hay đa nhiệm đều có khả năng thực thi những chương trình được tạo ra từ mã viết theo kiểu thông thường mà không đá động tới các chức năng đa luồng hay đa nhiệm. Điểm khác nhau là khi không dùng tới các ưu điểm đa luồng hay đa nhiệm thì chương trình đó sẽ không tận dụng được ưu thế phần cứng và phần mềm hỗ trợ (thường thì chương trình đó chạy chậm hơn).
Một phương ngữ (tiếng Anh: dialect) của một ngôn ngữ lập trình hay ngôn ngữ trao đổi dữ liệu là một biến thể (tương đổi nhỏ) hay phần mở rộng của ngôn ngữ đó mà không làm thay đổi bản chất bên trong của nó.
Ngôn ngữ lập trình là nhóm ngành được quan tâm hàng đầu. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được ngôn ngữ lập trình là gì và giải đáp thắc mắc nên học ngôn ngữ lập trình nào. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ngôn ngữ lập trình (programming language) là một tập hợp các quy tắc, cú pháp và ký hiệu được sử dụng để viết mã nguồn cho các chương trình máy tính hoặc phần mềm.
Các ngôn ngữ lập trình cho phép các nhà phát triển viết các hướng dẫn cho máy tính thực hiện các tác vụ nhất định, bao gồm cả tính toán, xử lý dữ liệu, lưu trữ, truy xuất cơ sở dữ liệu và giao tiếp với người dùng.
Mỗi ngôn ngữ lập trình có cú pháp, cách viết khác nhau và được thiết kế để phù hợp với các nhu cầu khác nhau. Các ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển phần mềm, ứng dụng web và các sản phẩm khác.
Hằng năm, có hàng ngàn ngôn ngữ lập trình khác nhau được tạo ra. Những ngôn ngữ này có thể là dạng mệnh lệnh hoặc dạng khai báo.
Nên học ngôn ngữ lập trình nào?
Nếu bạn đang có định hướng theo mảng lập trình và mới bắt đầu tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình thì để việc học dễ dàng hơn một chút, bạn nên chọn các ngôn ngữ lập trình bậc cao.
Lý do chọn ngôn ngữ lập trình bậc cao là chúng có cú pháp gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên nên sẽ dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu.
Ngoài ra, 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến đã được đề cập bên trên cũng chính là những loại ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, ứng dụng cao, tính ổn định cao.
Đặc biệt là cộng đồng người học các loại ngôn ngữ này đông đảo, nhiều cộng đồng luôn sẵn sàng hỗ trợ về kinh nghiệm cũng như tài liệu tham khảo phong phú.
Việc học ngôn ngữ lập trình sẽ mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị hơn là bạn nghĩ. Khi bạn có kiến thức nền tảng về một loại ngôn ngữ sẽ là tiền đề giúp bạn lĩnh hội các ngôn ngữ khác dễ dàng hơn.
Kể cả các lập trình viên chuyên nghiệp cũng phải sử dụng chuyển đổi qua lại nhiều loại ngôn ngữ lập trình trong sự nghiệp của họ.
Ngôn ngữ lập trình nào phù hợp với mục đích của tôi?
Sự lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp phụ thuộc vào mục đích và loại ứng dụng bạn muốn phát triển. Ví dụ, Python thường được sử dụng cho phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Trong khi JavaScript thường được sử dụng cho phát triển trang web tương tác.
Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình được cấu thành bởi các thành phần sau:
Tổng kết lại, các thành phần của ngôn ngữ lập trình bao gồm cú pháp, từ vựng, cú pháp chương trình, thư viện, trình biên dịch, trình thông dịch và các công cụ hỗ trợ.
Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, ngôn ngữ lập trình đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong khoa học và cuộc sống con người. Điển hình có thể kể đến như: phát triển các ứng dụng phù hợp, tương thích để hoạt động trên iOS, Android, thiết kế website,…
Các loại ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng phổ biến vào cuộc sống nhờ vào tính ứng dụng cao và khả năng phát triển linh hoạt.
Bên cạnh đó, các ứng dụng mà được tạo ra từ ngôn ngữ lập trình vẫn luôn không ngừng cập nhật và đổi mới về tính năng,… với đích đến cuối cùng là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.